Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh(phần 1)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh(phần 1)', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh phần 1 Để phục vụ cho công tác quản lý tài chính thì đơn vị cần phải có các tài liệu tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động của mình. Các tài liệu tổng hợp không chỉ cần cho bản thân đơn vị mà còn cần thiết cho những đối tượng có quyền lợi trực tiếp hoạc gián tiếp đối với đơn vị và những ai có quan tâm đến hoạt động của đơn vị. Việc phản ánh vào sổ sách kế toán mới chỉ phản ánh được từng loại tài sản từng loại nguồn vốn cũng như từng mặt riêng biệt của quá trình hoạt động của mỗi đơn vị. Các tài liệu này mặc dù rất cần thiết cho công tác quản lý song yêu cầu tổng hợp từ các sổ kế toán thành hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt quản lý tài chính. Các thông tin tổng hợp được gọi là các thông tin tài chính mà công tác kế toán phải có trách nhiệm cung cấp một cách kịp thời chính xác trung thực. Do tính chất tổng hợp của các thông tin tài chính nên số liệu được sử dụng để xác lập các chỉ tiêu tổng hợp đều được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ chỉ sử dụng duy nhất thước đo bằng tiền . Cân đối là tính chất vốn có gắn liền với đối tượng mà kế toán phản ánh và giám đốc biểu hiện qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản ngoài ra nó cần được biểu hiện thành những quan hệ cụ thể bên trong của bản thân tài sản bản thân nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình vận động. Có thể đưa ra một vài ví dụ Giá trị hiện còn lại của tài sản cố định Nguyên giá - Giá trị hao mòn Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ Số dư cuối kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ Tính cân đối của kế toán còn bắt nguồn từ phương pháp ghi sổ kép để phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán gắn liền với nghiệp vụ kế toán cụ thể Ghi nợ phải đi đôi với ghi có và số tiền phải luôn luôn bằng nhau tổng số phát sinh bên nợ của các tài khoản tổng số phát sinh bên có của các tài khoản. Ngoài ra tính cân đối còn xuất hiện thông qua việc tổng hợp các quá trình hoạt động của doanh nghiệp để cung .