Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quyền nhân thân của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong quan hệ dân sự bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Một quan hệ pháp luật dân sự nói chung gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Trong đó nội dung là yếu tố cơ bản nhất để phân loại quan hệ đó là quan hệ nhân thân hay tài sản | Ly hôn được quy định tại chương X, từ điều 85 đến điều 99 LHNGĐ 2000. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ chồng có quyền ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp người chồng có yêu cầu ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của quy định này là gắn kết trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Quyền yêu cầu ly hôn của người phu nữ không bị hạn chế ngay cả khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ, chồng đã ly hôn được tự do về hôn nhân có quyền kết hôn với người khác mà không phải chịu ràng buộc nào đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Pháp luật đặt ra các điều kiện với việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chấm dứt dôn nhân và tránh việc ly hôn tùy tiện.