Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhà Hậu Lê (1428 - 1527) 2 III. Phát triển văn hóa 1. Tư tưởng Nhà Lê lấy thuyết Nho giáo của Chu Tử làm mẫu mực cho cách cai trị của triều đại. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của thời đại. Có thể nói rằng Nho giáo đã trở thành quốc giáo độc tôn trong triều đình cũng như trong dân gian. Nho giáo bắt mọi người phải tuyệt đối phục tùng quyền hành tối thượng của nhà vua, thần thánh hóa nhà vua và phân biệt rạch ròi ranh giới giữa vua, quan, dân. Các. | Nhà Hậu Lê 1428 - 1527 2 III. Phát triển văn hóa 1. Tư tưởng Nhà Lê lấy thuyết Nho giáo của Chu Tử làm mẫu mực cho cách cai trị của triều đại. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của thời đại. Có thể nói rằng Nho giáo đã trở thành quốc giáo độc tôn trong triều đình cũng như trong dân gian. Nho giáo bắt mọi người phải tuyệt đối phục tùng quyền hành tối thượng của nhà vua thần thánh hóa nhà vua và phân biệt rạch ròi ranh giới giữa vua quan dân. Các nho sĩ được đào tạo bởi học thuyết Khổng Mạnh tăng lên gấp bội và thay thế hoàn toàn các tăng sĩ trong cuộc sống chính trị kinh tế văn hóa. Công việc giáo dục Nho học trở thành quy củ. Nhà nước khuyến khích học để làm quan giúp vua trị nước. Nhà Lê tôn vinh việc học bằng các cuộc lễ xương danh lễ đọc tên người thi đậu lễ vinh quy lễ đón rước người thi đậu về làng và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu bắt đầu từ 1422 . Vì thế ai nấy đua nhau học hành để tôn tuổi được ghi vào bảng vàng để gia môn được mở mặt và để làng quê được vinh hiển. Như thế công việc giáo dục Nho học đã trở thành quy củ. Ngoài trường Quốc Tử Giám ra còn có các trường học ở các đạo phủ với rất đông học trò. Các kỳ thi được các sĩ tử khắp nơi hưởng ứng. Ví dụ như kỳ thi hội năm 1475 có êến 3.000 thí sinh Nho Giáo đã áp đảo tuyệt đối Phật giáo lẫn Đạo giáo. 2. Văn học Văn học thời Lê có nội dung yêu nước tiêu biểu là các tác phẩm của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập Bình Ngô đại cáo . Nhóm Tao Đàn tượng trưng cho nền văn học cung đình ca ngợi phong cảnh và cũng lồng vào đấy lòng yêu nước yêu thiên nhiên. Có những tác phẩm khoa học quan trọng như Toán pháp đại thành của Lương Thế Vinh Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên Dư địa chí của Nguyễn Trãi Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên. Văn học chữ Nôm tiếp tục phát triển. Lê Thánh Tông sáng tác thơ văn Nôm và khuyến khích triều thần sáng tác theo. Điển hình là Hồng Đức quốc âm thi tập do nhiều tác giả viết chứng tỏ đã có một phong trào trước tác bằng thơ chữ .