Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Nguyên lý kế toán - Các nguyên tắc căn bản của kế toán
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng tham khảo tài liệu "Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Nguyên lý kế toán - Các nguyên tắc căn bản của kế toán", tài liệu này trình bày các nguyên tắc (khái niệm) căn bản của kế toán được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn và từ sự nghiên cứu khoa học, được chấp nhận rộng rãi thông qua các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. | Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2006-2007 Nguyên lý kế toán Bài đọc Các nguyên tắc căn bản của kế toán Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam Học kỳ Hè 2006 01 8 2006 - 31 8 2006 Nguyên lý kế toán CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA KẾ TOÁN Các nguyên tắc khái niệm căn bản của kế toán được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn và từ sự nghiên cứu khoa học được chấp nhận rộng rãi thông qua các tổ chức nghề nghiệp trên thế giới. 1. Nguyên tắc cân đối dual-aspect concept Còn gọi là nguyên tắc kế toán kép hay nguyên tắc tính hai mặt . Nguyên tắc này quy định rằng mọi tài sản của một tổ chức đều được giải thích bởi các nguồn hình thành lên tài sản. Nguồn hình thành lên tài sản có thể từ vốn của chủ sở hữu hoặc do mua chịu hay vay mượn - tức các khoản nợ phải trả nghĩa vụ nợ . Đẳng thức căn bản của kế toán là TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ VỐN CHỦ SỞ HỮU Assets Liabilities Equity Hoặc ta có thể viết lại đẳng thức trên như sau VỐN CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN - NỢ PHẢI TRẢ Equity Assets - Liabilities Ở cách viết này ngụ ý rằng trừ các khoản nợ phải trả phần tài sản còn lại là của chủ sở hữu. Ví dụ Anh Thanh quyết định bỏ vốn ra để lập công ty làm ăn công ty Thanh Thủy. Anh ta có vốn sở hữu của anh ta là 400 triệu đồng tiền mặt. Để tiến hành công việc kinh doanh anh mua một xe hơi tài sản cố định trị giá là 150 triệu đồng nhưng anh được người bán xe cho nợ lại 50 là 75 triệu đồng . Anh Thanh còn dùng tiền mua một lô hàng hóa về để chuẩn bị bán trị giá 300 triệu đồng. Sau khi mua xe hơi và lô hàng anh còn lại 25 triệu đồng tiền mặt. Như vậy công ty Thanh Thủy có một tài sản tổng trị giá là 475 triệu đồng gồm một xe hơi 150 triệu một lô hàng 300 triệu và 25 triệu đồng tiền mặt. Nguồn hình thành lên tài sản 475 triệu đồng trên được giải thích từ 400 triệu đồng vốn của anh Thanh và một khoản nợ mà công ty Thanh Thủy có trách nhiệm phải trả cho người bán xe 75 triệu đồng. Nếu đặt tài sản và nguồn hình thành ở hai bên riêng biệt ta có bảng cân đối kế toán khái quát .