Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cải lương là một hình thức ca kịch dân tộc. Nói đến ca kịch trước hết phải đề cập đến vấn đề âm nhạc, vì âm nhạc là xương sống, là linh hồn của kịch chủng. Trước khi tìm hiểu về toàn bộ lịch sử nghệ thuật sân khấu cải lương, cần tìm hiểu gốc của nó, linh hồn của nó, tức là âm nhạc. NHẠC CỔ Theo các tài liệu xưa, dàn nhạc cổ Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây (1437), Lương Đăng và Nguyễn Trãi vâng mệnh. | Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương Cải lương là một hình thức ca kịch dân tộc. Nói đến ca kịch trước hết phải đề cập đến vấn đề âm nhạc vì âm nhạc là xương sống là linh hồn của kịch chủng. Trước khi tìm hiểu về toàn bộ lịch sử nghệ thuật sân khấu cải lương cần tìm hiểu gốc của nó linh hồn của nó tức là âm nhạc. NHẠC CỔ Theo các tài liệu xưa dàn nhạc cổ Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Đại Việt sử ký toàn thư chép Trước đây 1437 Lương Đăng và Nguyễn Trãi vâng mệnh định nhã nhạc. Nhạc tấu trên nhà có tám thanh như trống treo lớn khánh chuông đàn cần đàn sắt kèn sáo quản thược chúc ngữ huân trì . Nhạc tấu dưới nhà thì có phương hưởng treo không hầu trống quản cổ kèn quản dịch . Còn trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ chép Khoảng năm Hồng Đức nhà Lê 1470 - 1497 . đặt ra hai bộ Đồng văn và Nhã nhạc. Bộ Đồng văn thì chuyên ghép âm luật để hòa nhạc bộ Nhã nhạc thì chuyên chú về giọng người trọng về tiếng hát cả hai đều thuộc quyền quan thái thường coi xét. Đến như âm nhạc dân gian thì có đặt ty giáo phường coi giữ . Từ đời Quang Hưng 1578 - 1599 về sau hai bộ Đồng văn Nhã nhạc có dùng một loại trống lớn Ngưỡng thiên và một cái kèn lớn bằng trúc nạm vàng cùng là cái long sinh long phách và các loại đàn ba dây bốn dây hoặc mười lăm dây cái ống sáo cái trống cảnh một mặt cái trống tang mỏng sơn son thiếp vàng cái phách xâu tiền . Từ lúc còn ở miền Bắc Trung dàn nhạc cổ của dân tộc ta cũng đã phát triển khá cao có nhiều thứ nhạc cụ bài bản có ghi chép chứ không phải ở mức làn điệu truyền miệng. Mở đường vào khai phá miền Nam bên cạnh gươm giáo búa rìu dụng cụ chiến đấu và sản xuất tổ tiên chúng ta còn mang theo một nền văn hóa trong đó có một vốn nhạc phong phú bao gồm 1 Nhạc lễ tụng đình 2 Nhạc đồng bóng 3 Nhạc nhà chùa 4 Nhạc tuồng hát bộ Chưa kể vốn nhạc dân gian dân ca sẵn có trong nhân dân. Mỗi loại nhạc có một nhiệm vụ nhất định. NHẠC LỄ Từ thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã có những đội quân của nhà chúa. Trong số những người lên đường vào miền Nam khai