Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự phân hủy lá đước trong điều kiện phòng thí nghiệm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới ven biển có giá trị sử dụng đa dạng và quan trọng. Trong những năm gần đây rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được khai thác mạnh bởi các mô hình rừng – thủy sản và các mô hình này thường có hiệu quả cao (Minh et al., 2001). Ngoài ra, rừng ngập mặn có khả năng loại bỏ hiệu quả các vật chất rắn và chất dinh dưỡng trong nước thải từ các đầm nuôi thủy sản (Paez-Osuna et al., 1998). Johnston et al. (2000) chỉ ra rằng. | ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là rừng nhiệt đới ven biển có giá trị sử dụng đa dạng và quan trọng. Trong những năm gần đây rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL được khai thác mạnh bởi các mô hình rừng - thủy sản và các mô hình này thường có hiệu quả cao Minh et al. 2001 . Ngoài ra rừng ngập mặn có khả năng loại bỏ hiệu quả các vật chất rắn và chất dinh dưỡng trong nước thải từ các đầm nuôi thủy sản Paez-Osuna et al. 1998 . Johnston et al. 2000 chỉ ra rằng mô hình tôm - rừng cho năng suất trung bình hàng năm khoảng 100-600 kg ha trái lại không có rừng năng suất tôm thấp horn chỉ khoảng 100-400 kg ha. Trong hệ thống nuôi tôm - rừng lá đước phân hủy cung cấp nhiều dưỡng chất cho thủy vực Bùi Thị Nga et al. 2004b và lá đước là nguồn cung cấp thức ăn cho các loại thủy sinh đặc biệt là tôm Zhou 2001 Bùi Thị Nga et al. 2005 . Nghiên cứu của Holguin et al. 2001 cho thấy hàm lượng protein trong lá cây ngập mặn chiếm khoảng 6 nhưng sau khi phân hủy lượng protein khoảng 20 . Hàm lượng đạm của các mẫu lá cũng gia tăng trong thời gian đầu phân hủy Pascoal Fernanda 2004 . Phan Nguyên Hồng et al. 1999 cho rằng những sản phẩm phân hủy xác hữu co giàu chất dinh dưỡng của cây ngập mặn được nước triều mang ra các vùng cửa sông ven biển làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho thủy sinh vật cả một vùng rộng lớn. Những mẫu vụn của lá vật chất hữu co từ xác thực vật và các chất hữu co hòa tan không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho các ấu trùng mà còn là nguồn thức ăn quan trọng cho tôm cua cá trưởng thành. Sự phóng thích hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng trong quá trình phân hủy trong rừng ngập mặn là kết quả của sự khoáng hóa nhờ hoạt động của vi sinh vật O Connell 1988 . Vì vậy mà có sự thay đổi hàm lượng các chất trong lá và trong nước phân hủy lá cây ngập mặn. Sự gia tăng hàm lượng đạm trong lá đước phân hủy có thể là do sự cố định đạm bởi các vi khuẩn bám trên lá đước Chale 1993 Holmer Olsen 2002 . Tuy nhiên vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy lá cây ngập mặn cũng như các nhân tố .