Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 2

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

QUY HOẠCH QUẢN LÝ RÁC ÐÔ THỊ 2.1 GIỚI THIỆU Hệ thống thu gom và thải bỏ chất thải rắn là một trong những thành phần quan trọng trong quy hoạch cộng đồng và trong quy hoạch tổng thể của đô thị. Việc quản lý chất thải rắn đô thị là một nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương, ở các nước phát triển nó thường chiếm từ 20 ÷ 50% ngân sách thành phố. Ðây là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi cơ quan chức năng phải có khả năng tương ứng, và cần có sự hợp tác. | Quy hoạch môi trường Chương 2 Chương 2 QUY HOẠCH QUẢN LÝ RÁC ĐÔ THỊ 2.1 GIỚI THIỆU Hệ thống thu gom và thải bỏ chất thải rắn là một trong những thành phần quan trọng trong quy hoạch cộng đồng và trong quy hoạch tổng thể của đô thị. Việc quản lý chất thải rắn đô thị là một nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương ở các nước phát triển nó thường chiếm từ 20 50 ngân sách thành phố. Đây là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi cơ quan chức năng phải có khả năng tương ứng và cần có sự hợp tác của các tổ chức tư nhân và công cộng. Mặc dù việc quản lý chất thải rắn rất cần thiết đối với sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường ở nhiều nơi chất thải rắn vẫn chưa được quản lý tốt đúng mức. 2.2 QUY HOẠCH THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là rác của các hộ gia đình các chất thải không độc hại của các khu vực sản xuất công nghiệp kinh doanh cơ quan kể cả bệnh viện rác ở các chợ rác quét đường. Việc quản lý chất thải rắn đô thị bao gồm các thành phần chức năng như thu gom vận chuyển và trung chuyển xử lý tái chế và thải bỏ. Mục tiêu đầu tiên của việc quản lý chất thải rắn là bảo vệ sức khỏe cộng đồng đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp. Mục tiêu khác của chương trình quản lý chất thải rắn là cải thiện chất lượng và tăng tính bền vững của môi trường làm tăng hiệu quả sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm. 7 Quy hoạch môi trường Chương 2 Hình 2.1. Các thành phần chức năng của chương trình quản lý chất thải rắn Việc quản lý chất thải rắn không thể đạt được tính hiệu quả và bền vững nếu như chúng ta chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật. Bảng 2.1 cho ta thấy tổng thể các thành phần trong việc quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị trong đó hầu hết các thành phần mang tính trung gian như các khía cạnh về kinh tế xã hội sẽ được bàn thảo trong các phần dưới đây. Cần phải xác định rõ mục tiêu và các hoạt động phối hợp của các lĩnh vực như chính trị kinh tế tài chính xã hội tổ chức. Các giải pháp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan hành