Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
LUẬN VĂN:Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quan hệ sở hữu là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản xuất. Đó là quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác đó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Do đó, cũng như quan hệ sản xuất, sự vận động của quan hệ sở hữu về hình thức, mức độ và phạm vi không phải là ý muốn chủ quan của con người mà là khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Đi theo sự. | V LUẬN VÃN V Thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay I - mở đầu Quan hệ sở hữu là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản xuất. Đó là quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác đó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Do đó cũng như quan hệ sản xuất sự vận động của quan hệ sở hữu về hình thức mức độ và phạm vi không phải là ý muốn chủ quan của con người mà là khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Đi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trong lịch sử từ phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ chiếm hữu nô lệ phong kiến tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản ta thấy tương ứng với mỗi lực lượng sản xuất thì cũng có các quan hệ sở hữu khác nhau từ đó mà cũng tồn tại các quan hệ sản xuất khác nhau. Tức là sự phát triển của sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên. Trong điều kiện quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay do nền sản xuất chưa qua chủ nghĩa tư bản nên trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất vẫn ở mức thấp. Trong nền kinh tế tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu này là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó trong thời kỳ quá độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay tất yếu tồn tại kinh tế nhiều thành phần. II - Nội dung 1. Trước hết ta đi sâu làm rõ các khái niệm về sở hữu và chế độ sở hữu. Sở hữu là một phạm trù kinh tế cơ bản và xuất phát của kinh tế chính trị học. Đó là quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu của cải. ở đây quan hệ sở hữu không phản ánh mối quan hệ giữa người với vật mà nó phản ánh quan hệ giữa người với người đối với vật. Nội dung của quan hệ sở hữu được xét trên hai mặt. - Thứ nhất Xét về mặt pháp lý sở hữu được luật pháp hoá thành các quyền bao gồm quyền sở hữu quyền định đạt quyền chuyển nhượng quyền kế thừa. và cơ chế để thực hiện các quyền đó thì gọi là chế độ sở hữu. - Thứ hai Xét về mặt kinh tế khi sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế nó gắn