Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'chương 5. kế toán lao động và tiền lương', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Chương 5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu chung - Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Trang bị cho người học phương pháp hạch toán lương chính lương phụ trích BHXH BHYT và KPCĐ theo chế độ trong doanh nghiệp. 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5.1.1. Nội dung kế toán Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sứ lao động. Tiền lương là bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm do lao đọng tạo ra. Nó có thể được coi là yếu tố đầu vào với chức năng là chi phí lao động sống cũng có thể coi là cấu thành của thu nhập doanh nghiệp. Tiền lương là bộ phận cấu thành chủ yếu trong thu nhập của người lao động. Ngoài thu nhập bằng tiền lương người lao động có thể còn nhận được tiền thưởng theo qui định của doanh nghiệp. Trong những trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viến mất sức lao động như ốm đau thai sản tai nạn lao động hưu trí mất sức hay tử tuất. sẽ được hưởng thay lương khoản trợ cấo xã hội góp phần giảm khó khăn trong cuộc sống đó là trợ cấp BHXH. Các doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2 quỹ tiền lương tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương nếu có nêu tại điểm c dưới đây. Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm Phụ cấp chức vụ phụ cấp chức vụ bầu cử phụ cấp trách nhiệm phụ cấp thâm niên phụ cấp khu vực nếu có . Đối với các đơn vị tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động thi thủ trưởng đơn vị tổ chức giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.