Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ Bốn ngôi đền này như những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ, đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt. Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền: - Đền Bạch Mã trấn phía Đông; - Đền Voi Phục trấn phía Tây; - Đền Kim Liên trấn phía Nam; - Đền Quán Thánh trấn phía Bắc. Bốn ngôi Đền xác định địa giới Thăng Long, tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần. | Thăng Long Tứ trấn long mạch đất kinh kỳ Bốn ngôi đền này như những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt. Thăng Long Tứ trấn gồm bốn ngôi Đền - Đền Bạch Mã trấn phía Đông - Đền Voi Phục trấn phía Tây - Đền Kim Liên trấn phía Nam - Đền Quán Thánh trấn phía Bắc. Bốn ngôi Đền xác định địa giới Thăng Long tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau. Đây cũng là những dấu mốc định hình long mạch đất kinh kỳ đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm tưởng người dân Việt. Thăng Long tứ trấn Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử Tứ trấn vẫn trường tồn cùng thời gian trở thành niềm tự hào của dân tộc Lạc Hồng. Đền Bạch Mã Đền thuộc phường Hà Khẩu tổng Hữu Túc huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức nay là số nhà 76 phố Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long trấn giữ hướng Đông. Ngài là vị thần thiêng được chúng dân thời xưa ở Thăng Long rất tôn sùng kính phục. Cổng đền Bạch Mã Truyền thuyết kể rằng Khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long năm 1010 xây thành mà cứ bị sụt lở nhà Vua tới đây cầu lễ và lạ thay một buổi sáng chợt thấy có vị ngựa trắng từ trong đền đi ra chạy vòng quanh khu vực đang xây thành chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại Đền và vụt biến mất. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây thành không lở nữa. Chiếc chuông cổ đặt tại điện thờ thần Long Đỗ Từ đó thành được đắp cao lên rất vững chắc. Thành xây xong nhà Vua xuống chiếu cho chúng dân Thăng Long phong thần Long Đỗ làm thành Hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đấy Ngựa trắng là một biểu tượng thiêng liêng của Đền. Hội Đền hằng năm mở ngày 12 và 13-2 âm lịch hàng năm. Đền Voi Phục Đền còn có tên là Thủ Lệ hay Linh Lang do thờ thần Linh Lang Đại Vương. Đền nằm phía Tây kinh thành Thăng Long cũ tọa lạc bên hồ Thủ Lệ nay thuộc phường Cầu Giấy quận Ba Đình Hà Nội ẩn dưới hàng cây cổ thụ rợp bóng quanh .