Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
THẠCH HỌC ĐÁ TRẦM TÍCH
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
I- Các khái niệm chung Đá trầm tích là những thể địa chất phát sinh trên bề mặt trái đất hoặc ở nơi không sâu lắm dưới nhiệt độ, áp suất bình thường do các tác dụng ngoại sinh | PHAN THỨ HAI THẠCH HỌC ĐÁ TRAM TÍCH Chương I Đại cương về đá trầm tích Bài 1 Khái niệm về đá trầm tích và các phương pháp nghiên cứu chúng 1- Các khái niệm chung Đá trầm tích là những thể địa chất phát sinh trên bề mặt Trái đất hoặc ở nơi không sâu lắm dưới nhiệt độ áp suất bình thường do các tác dụng ngoại sinh phong hóa hoạt động của sinh vật tác dụng của núi lửa. trong môi trường nước hoặc không khí trải qua một quá trình lâu dài và phức tạp. Các đá trầm tích thường có dạng phân lớp bề dày thay đổi tùy thuộc địa hình và vị trí kiến tạo. Chúng thường phân bố rất rộng trên bề mặt Trái đất chiếm khoảng 75 diện tích trên bề mặt xuống sâu 16km giảm còn 25 . Theo Venhofen đá trầm tích chiếm 0 02 thể tích của Trái đất. Tỷ lệ giữa các loại đá không đều. Trong các loại đá trầm tích thì đá phiến sét đá cát kết đá vôi chiếm tới 98 tổng số. Đá trầm tích được thành tạo trải qua các giai đoạn sau - Giai đoạn sinh thành vật liệu trầm tích bao gồm các quá trình phát sinh vận chuyển và lắng đọng vật liệu trầm tích. - Giai đoạn thành đá biến đổi vật liệu trầm tích thành đá trầm tích. s f - Giai đoạn hậu sinh và biến chất sớm đá bị nhận chìm xuống sâu và - bắt đầu bị biến đổi sau đó đá bị biến đổi mạnh mẽ có nhiều tính E m . . . . . -ã k chất của đá biến chất nhưng vân còn những dấu vết cơ bản của đá trầm tích. Các quá trình phát sinh và phát triển các đá trầm tích đều là những quá trình lâu dài liên tục và có quy luật xảy ra trong những điều kiện hóa lý nhiệt động rất khác nhau và phức tạp. Mỗi giai đoạn phát triển biến đổi đều được phản ánh trong thành phần cấu trúc của đá. 2- Nhiệm vụ của thạch học đá trầm tích 1 - Nghiên cứu thành phần vật chất kiến trúc cấu tạo phân loại và luận giải nguồn gốc các đá. - Nghiên cứu mối liên quan giữa trầm tích hiện đại và trầm tích cổ. - Nghiên cứu mối liên quan giữa đá trầm tích và khoáng sản. - Phục vụ phân chia đối sánh địa tầng. - Nghiên cứu phân chia các bồn trầm tích và luận giải các mô hình bối cảnh thành tạo. 3- Phương pháp nghiên cứu