Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nước Sở còn được gọi là nước Kinh. Người Sở có dòng máu Việt. Từ ngày Hùng Thông, hậu duệ của Dục Hùng tiếm đoạt vương hiệu, Trung Quốc luôn coi nước Sở là man di. Không còn trong vòng cương tỏa của triều đình Đông Chu nữa, nước Sở bành trướng ra mãi và có thời làm chủ các chư hầu phương đông. | truyện Phạm Việp nói tiếp Nhà Chu suy đến lúc Sở xưng bá thì Bách Việt triều cống Sở . Lôgic ở đây là Việt Thường quốc nằm trong Bách Việt. Nước Sở còn được gọi là nước Kinh. Người Sở có dòng máu Việt. Từ ngày Hùng Thông hậu duệ của Dục Hùng tiếm đoạt vương hiệu Trung Quốc luôn coi nước Sở là man di. Không còn trong vòng cương tỏa của triều đình Đông Chu nữa nước Sở bành trướng ra mãi và có thời làm chủ các chư hầu phương đông. Đó là lý do khái niệm Giao Chỉ bị mất tích trong một thời gian rất dài. Và đó cũng là lý do sử sách Trung Quốc khuyết đi những mô tả chi tiết về Việt Thường quốc và nhiều vùng khác thuộc Bách Việt từ Xuân Thu đến cuối Chiến Quốc. Sử nước Sở sử của man di không đáng gọi là chính sử để truyền bá nên hầu hết đã bị nhà Tần đốt hoặc thất truyền. Sử Ký chương Triệu Thế Gia nhân việc năm 307 TCN Triệu Linh Vương cải đổi trang phục giống người Hồ để cưỡi ngựa và xây dựng lực lượng kỵ binh viết Sách Dư Địa Chí nói thời Chu Giao Chỉ là Lạc Việt thời Tần là Tây Âu họ vẽ mình cắt tóc ngắn để tránh giao long. Tây Âu Lạc ở về phía tây Phiên Ngô tức Phiên Ngung . Nam Việt và Âu Lạc có rất nhiều họ chữ Hán là thiên tính hàng ngàn họ khác với bách tính của người Trung Quốc là hàng trăm họ . Sách Thế Bản cũng viết người Việt nhiều họ có cùng tổ tiên với người Sở . Dư Địa Chí và Thế Bản là hai quyển sách đời sau chú giải Sử Ký gốc. Như vậy xung quanh thời điển 307 TCN nửa cuối thời Chiến Quốc trong vùng Giao Chỉ phía nam nước Sở có nhóm người Lạc Việt cùng tổ tiên với người Sở. Khi Tần diệt Sở nước Sở bị gộp vào Trung Nguyên khái niệm Giao Chỉ không thấy xuất hiện. Sử Ký Nam Việt úy Đà liệt truyện viết Năm 214 TCN quân Tần cướp Dương Việt đặt 3 quận Quế Lâm Nam Hải và Tượng. Quế Lâm và Nam Hải khá rõ ràng duy Tượng Quận đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực mà hai ngàn năm nay người ta chưa rõ nó ở đâu. Cũng vì nhà Tần quá ngắn ngủi chiến tranh sau đó làm sách vở tiêu tán gần hết. An Nam chí lược của Lê Tắc bảo Nhà Tần lấy Giao Chỉ làm Tượng Quận . Một khi khái