Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ DI SẢN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hưng Yên từ lâu đã được biết đến là một thương cảng sầm uất phát triển kinh tế. Trải qua những biến động của lịch sử, Hưng Yên đã có những bước tiến không ngừng trong sự phát triển, đi lên cùng hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước. Vùng đất này không có những địa hình đặc biệt như đồi, núi để khai thác trong hoạt động du lịch mang tính khám phá tự nhiên. Nhưng trái lại, nó có nhiều di sản để phát triển du lịch tâm linh, với những di tích lịch sử,. | . Du lịch luôn là một quá trình hoạt động mang tính hai chiều. Chúng ta không thể phủ nhận, khi đưa chùa Chuông vào khai thác du lịch đã đem lại những tác động tích cực không nhỏ như: góp phần quảng bá hình ảnh chùa Chuông trong con mắt của khách du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch Hưng Yên, tăng thêm thu nhập cho người lao động địa phương nhờ hệ thống các dịch vụ, phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, khi đưa hoạt động du lịch vào khai thác cũng gặp không ít những vấn đề khó khăn như: lượng khách du lịch đến quá đông tại một thời điểm sẽ xảy ra tình trạng quá tải, phá hủy di tích, những giá trị của di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Vào dịp Tết, một số cành cây trong chùa đã bị bẻ theo quan niệm “hái lộc” của người dân, tác động không nhỏ đến cảnh quan môi trường. Nêu hai mặt của một thực trạng trên ta có thể đánh giá được tính bền vững của hoạt động du lịch của địa phương được chuyển biến nhờ có những chính sách, biện pháp của nhà chùa cũng như những cơ quan liên quan về vấn đề bảo vệ di sản trước tác động của hoạt động du lịch như: đưa các biển chỉ dẫn cho khách du lịch định hướng họ nên làm và không nên làm gì khi vào chùa, vào những thời điểm như lễ hội, những ngày lễ Phật đản nhà chùa lập ra những ban quản lý di tích tạm thời bao gồm một số sư thầy trong chùa và các người dân địa phương đáng tin cậy để giúp việc hướng dẫn cho du khách du lịch khi đến với chùa tránh xảy ra tình trạng xen lấn, xô đẩy ảnh hưởng đến di sản, có sự can thiệp của đội ngũ dân quân địa phương vào ngày lễ đặc biệt là Tết nhằm đảm bảo trật tự, an ninh cho địa điểm du lịch. Như vậy, với những biện pháp nêu trên, đánh giá tính bền vững của di sản trước những tác động của hoạt động du lịch cần chú trọng đến những biện pháp của địa phương đó nhằm bảo tồn di sản trước tác động của con người. Vấn đề này ta không chỉ nhìn thấy ở chùa Chuông mà các di tích khác trên địa bàn có tiềm năng khai thác du lịch cũng luôn nhận được sự chú trọng của chính quyền địa phương để không xảy ra tình trạng khách du lịch, hoạt động của con người làm mất đi giá trị, bản sắc văn hóa địa phương. Những di sản khác cũng đang được theo dõi và đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm bảo vệ tốt di sản, khai thác di sản vào trong hoạt động du lịch.