Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "NGHIÊN CỨU PHỔ GAMMA TÁN XẠ NGƯỢC CỦA ĐẦU DÒ HPGE BẰNG CHƯƠNG TRÌNH MCNP"
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong công trình này, thí nghiệm mô phỏng Monte Carlo phổ gamma tán xạ ngược của đầu dò HPGe dùng chương trình MCNP được thực hiện. Nguồn được khảo sát là Ir-192 có dạng cầu đường kính 0,5cm, hoạt độ 1Ci, được đặt trong buồng chì. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH CN TẬP 11 SÓ 06 - 2008 NGHIÊN CỨU PHỔ GAMMA TÁN XẠ NGƯỢC CỦA ĐẦU DÒ HPGE BẰNG CHƯƠNG TRÌNH McNP Trương Thị Hồng Loan Phan Thị Quý Trúc Đặng Nguyên Phương Trần Thiện Thanh Trần Ái Khanh Trần Đăng Hoàng Truờng Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 29 tháng 03 năm 2007 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 25 tháng 02 năm 2008 TÓM TẢT Trong công trình này thí nghiệm mô phỏng Monte Carlo phổ gamma tán xạ ngược của đầu dò HPGe dùng chương trình MCNP được thực hiện. Nguồn được khảo sát là Ir-192 có dạng cầu đường kính 0 5cm hoạt độ 1Ci được đặt trong buồng chì. Tia phát ra có năng lượng 316 5keV được chuẩn trực bởi một colimator bằng chì. Khi tăng góc tán xạ từ 60 to 1200 với bia nhôm đặt ở góc 300 and 450 so với chùm tới phổ tán xạ thành phần tán xạ một lần tăng và thành phần tán xạ nhiều lần giảm. Khi thay đổi bề dày bia nhôm đỉnh tán xạ tăng và bắt đầu bão hòa ở bề dày 1cm. Kết quả này là nền tảng hỗ trợ cho các nhà thực nghiệm nghiên cứu ứng dụng phổ gamma tán xạ ngược có thể chọn lựa điều kiện cho phép đo khi áp dụng phương pháp này trong kiểm tra mật độ hoặc bề dày mẫu và tìm kiếm khuyết tật của trong mẫu đo. Từ khóa Phổ gamma Tán xạ ngược HPGe MCNP. 1GIỚI THIỆU Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm tra khuyết tật của sản phẩm mà không cần phá huỷ mẫu Non-Destroyed Technique - NDT như phương pháp truyền qua chụp ảnh phóng xạ và phương pháp dùng sóng siêu âm . cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác cao. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thực tế các phương pháp trên không được áp dụng mà thay vào đó là phương pháp tán xạ ngược được dùng với ưu điểm là nguồn và đầu dò có thể bố trí cùng một phía dù độ chính xác tương đối lớn. Trong những năm qua tại Việt Nam phương pháp tán xạ ngược đã được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào trong công nghiệp vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ do việc bố trí thực nghiệm để đạt đến điều kiện tối ưu rất khó khăn và tốn kém. Do đó để hỗ trợ cho quá trình khảo sát thực nghiệm trong công trình .