Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguyễn Xuân Ôn (1825 - 1889), hiệu Ngọc Đường (cũng còn có hiệu là Hiến Đình, Lương Giang) sinh tại làng Quần Phương, xã Lương Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu), tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử gia triều Nguyễn đã chép: "Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ, nhà không sẵn sách để học, từng phải đến nhà người học chung, hoặc mượn sách về, chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là. | Nguyễn Xuân Ôn - Nhà nho yêu nước Nguyễn Xuân Ôn 1825 - 1889 hiệu Ngọc Đường cũng còn có hiệu là Hiến Đình Lương Giang sinh tại làng Quần Phương xã Lương Điền tổng Thái Xá huyện Đông Thành nay thuộc xã Diễn Thái huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Sách Đại Nam liệt truyện chính biên của các sử gia triều Nguyễn đã chép Xuân Ôn lúc trẻ rất thông minh. Khi chưa đỗ nhà không sẵn sách để học từng phải đến nhà người học chung hoặc mượn sách về chỉ đọc một lượt là thuộc. Làm văn thì hễ cầm đến bút là xong. Có khi một đầu đề mà làm đến năm sáu thể mà cấu tứ đều khác nhau và đều hay. Tính ông thích làm văn gà cho người. ở phủ huyện hằng năm đến ngày mở kỳ khảo khóa Xuân Ôn thường mang học trò đi theo làm một cái lều lớn ngồi ở giữa hơn chục học trò ngồi quanh bên phải bên trái. Rồi Xuân Ôn miệng cứ đọc suốt bài nọ đến bài kia người ta lấy làm kỳ như sẵn có bài nháp ở trong bụng. Năm 18 tuổi ông đã đỗ Tú tài khoa thi năm Giáp Thìn 1844 . Nhưng rồi lận đận trong vòng trường ốc đến tận năm 42 tuổi ông mới đậu Cử nhân khoa Đinh Mão 1867 và bốn năm sau mới đậu Tiến sĩ khoa Tân Mùi 1871 khi ông đã 46 tuổi. Bước đầu ra làm quan ông phải mất ba năm làm việc ở Viện Hàn lâm với chân Biên tu. Sau đó được bổ ra làm Thự tri phủ Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình. Sau ông tiến cử đi làm Đốc học tỉnh Bình Định. Nhân dân Quảng Bình rất luyến tiếc ba lần cùng nhau làm đơn xin triều đình cho ông ở lại mà không được. Năm ất Hợi 1875 ông làm Giám sát Ngự sử thăng Lễ khoa Chưởng ấn ra làm án sát Bình Thuận rồi đổi đi Quảng Ngãi. Chưa bao lâu lại được triệu về kinh làm Biện lý bộ Lại dân tỉnh Quảng Ngãi lại cùng nhau ký đơn xin lưu lại. Vua Tự Đức ra lệnh ghi việc đó vào bản sự trạng một dạng lý lịch cán bộ ngày nay để khuyến khích. Rồi ông lại được chuyển sang làm việc ở bộ Hình rồi sau ông lại ra làm án sát Quảng Bình. Ông ra Quảng Bình nhận chức chưa được bao lâu thì thực dân Pháp kéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Các tỉnh thành Hà Nội Hưng Yên Phủ Lý Nam Định lần lượt bị tấn công. Trước tình thế