Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ - Chương 7

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chương 7. Độ ổn định của nền công trình - Các vấn đề liên quan tới độ ổn định của nền công trình tại các công trình ngầm trong mỏ và các đường hầm đã được các nhà địa cơ học chú ý từ lâu. | Cơ học đá ứng dụng trong xây dựng công trình ngầm và khai thác mỏ CHƯƠNG 7 ĐỘ o n định cúa nến Công trinh ngầm 7.1. Tổng quan Các vấn đề liên quan tới độ ổn định của nền công trình tại các công trình ngầm trong mỏ và các đường hầm đã được các nhà địa cơ học chú ý từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay các phương pháp nghiên cứu độ ổn định cho nền công trình ngầm vẫn chưa được phát triển tới mức độ cần thiết. Do sự thiếu hụt kiến thức về lĩnh vực này cho nên các nhà địa cơ học luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan tới các công tác Đảm bảo an toàn thực hiện các công tác khai đào ngầm Đảm bảo an toàn cho công tác vận tải tới gương công trình Bố trí hợp lý máy móc thiết bị trong công trình Đảm bảo an toàn cho công tác thoát nước và thông gió. Sự hiểu biết về khả năng mang tải của nền công trình ngầm rất quan trọng cho công tác thiết kế kết cấu chống giữ và khai thác khoáng sản. Theo Bieniawski z. T. sự ảnh hưởng của trạng thái nền công trình ngầm đến mức độ ổn định chung của các thành phần cấu thành hệ thống khai thác và công trình ngầm được thể hiện trên hình H.7.1 60 . 7.2. Sơ lược lịch sử phát triển của quá trình nghiêri cứu Trong các nhà địa cơ học đã thực hiện những nghiên cứu về hiện tượng bùng nền trong mỏ Freer J. là người đầu tiên đã chỉ ra rằng các phần khối đá phiến sét lớn có hệ số kiên cố thay đổi tại nền các vỉa than có xu hướng dễ bị phá huỷ. Jones E. đã quan sát và nhận thấy quá trình phá huỷ nền đá xảy ra theo quy luật với xu thế lan toả từ tâm ổ phá huỷ và phát triển dần theo hướng bán kính của công trình 60 Hall R. đã chứng minh rằng sự tồn tại của nước và không khí sẽ làm giảm độ bền của đá gốc sét tại nền công trình ngầm và gây nên sự phá huỷ tiếp theo của trụ bảo vệ theo thời gian. Bunting D. đã rút ra kết luận nếu xảy ra sự phá huỷ giòn tại nóc lò do hiện tượng bùng nền thì quá trình chuyển tải trọng tác dụng lên trụ bảo vệ tiếp giáp với khu vực đó sẽ tức thì dừng lại. Điều này sẽ tạo ra điều kiện cho quá