Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Môn học Máy Công Cụ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo sách 'môn học máy công cụ', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách Khoa Tập bài giảng Môn học Máy Công Cụ Biên soạn theo đề cương môn học chuyên ngành cơ khí ĐHBK ĐN Người biên soạn Bùi trương Vỹ Khoa Cơ khí Trường Đại học Bách khoa Đại học Đà nẵng. Đà Nẵng - Năm 2007 Phần I Máy công cụ Mở đầu Các loại sản phẩm cơ khí nói chung được tạo ra bằng các quá trình cơ bản sau 1. Đúc. Thiết bị có liên quan là các loại máy đúc khuôn mẫu. 2. Gia công áp lực gia công không phoi tạo sản phẩm nhờ quá trình biến dạng dẻo kim loại với các loại máy cán ép máy búa . 3. Ghép nối ví dụ hàn các mối ghép. 4. Gia công cắt gọt kim loại gia công có phoi tạo sản phẩm bằng cách lấy đi lượng kim loại dư thừa để đạt hình dáng và kích thước cũng như chất lượng kỹ thuật theo yêu cầu. Máy công cụ cắt gọt kim loại được dùng cho quá trình nầy. Ngoài ra thường có các quá trình gia công tinh lần cuối sơn mạ. trước khi đưa vào xử dụng. Quá trình gia công cắt gọt kim loại để tạo sản phẩm có ưu điểm - Đạt độ chính xác kích thước cao - Hình dáng hình học đảm bảo sắc cạnh. - Kinh tế Tuy vậy cũng có một số nhược điểm - Lãng phí vật liệu - Tốn nhiều thời gian hơn một số quá trình khác Do đó khi thiết kế chế tạo sản phẩm cần lựa chọn thích hợp cách gia công cũng như luôn phải nghĩ đến biện pháp cải thiện chất lượng sản phẩm. Các yếu tố có liên quan trong quá trình cắt 1. Máy công cụ 2. Vật liệu kỹ thuật 3. Dụng cụ cắt 4. Chế độ cắt và kế hoạch sản xuất 5. Điều kiện gia công làm mát 2 Chương 1 Chuyển động học trong máy công cụ 1. Các dạng bề mặt thường dùng cho sản phẩm cơ khí Có thể phân thành 3 dạng bề mặt 1.1. Dạng bề mặt tròn xoay Tạo bởi đường chuẩn là đường tròn và tùy theo loại đường sinh thẳng bất kỳ gãy khúc. có các dạng bề mặt sau H1.1 c. bề mặt định hình tròn xoay d. bề mặt ren H1.1 Các dạng bề mặt tròn xoay a. bề mặt phẳng b. bề mặt răng thanh răng c. bề mặt cong phẳng d. bề mặt răng bánh răng H1.2 Các dạng bề mặt phẳng 1.2. Dạng bề mặt phẳng Có đường chuẩn là đường thẳng và dạng bề mặt tạo ra tùy thuộc vào loại .