Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo khoa học: Những thay đổi trong chính sách an ninh – quốc phòng của Nhật bản từ chiến tranh lạnh đến nay dưới cơ chế an ninh chiến lược Nhật – Mỹ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này tập trung khảo cứu chính sách an ninh – quốc phòng của Nhật Bản trong và sau Chiến tranh Lạnh, dưới cơ chế an ninh chiến lược Nhật – Mỹ, nhằm đánh giá những thay đổi tương ứng quốc tế và khu vực. về mục tiêu, biện p háp , quá trình thực hiện chính sách trên của Nhật Bản, trong điều kiện Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH CN TẬP 12 SÓ 15 - 2009 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH AN NINH - QUÓC PHÒNG CỦA NHẬT BẢN TỪ CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY DƯỚI CƠ CHẾ AN NINH CHIẾN LượC NHẬT - MỸ . Nguyễn Ngọc Dung Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn ĐHQG-HCM TÓM TĂT An ninh - quốc phòng là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia dù trong bất cứ thời đại nào. Đối với Nhật Bản vấn đề an ninh - quốc phòng có nhiều khác biệt so với những quốc gia khác. Sự khác biệt này bắt nguồn từ lịch sử quân sự Nhật Bản từ khi đảo quốc này bước vào thời kỳ hiện đại hoá sau cải cách Minh Trị 1868 . Nhờ tiếp thu những thành quả khoa học kỹ thuật của phương Tây Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc khu vực gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên thông qua cuộc chiến Trung - Nhật 1894 - 1895 đồng thời sau chiến tranh này Nhật Bản cũng giành luôn quyền cai trị Đài loan cho đến năm 1945. Sang đầu thế kỷ XX Nhật Bản bắt đầu thách thức chủ nghĩa đế quốc Nga Sa Hoàng bằng cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905. Lần đầu tiên trong lịch sử xung đột Đông - Tây một dân tộc châu Á da mầu đã chiến thắng người da trắng. Hoà ước Portsmouth ký với Sa Hoàng tháng 9 1905 khiến cho nước Nhật được hưởng mọi đặc quyền kinh tế vùng Mãn châu nội địa và chiếm giữ quần đảo Kuriles. Tham gia chiến tranh với nước Nga Sa Hoàng Nhật Bản đã thật sự bước ra vũ đài quốc tế. Sau này khi Đại chiến thế giới lần thứ hai gần kề thì Nhật Bản lại chủ động mở cuộc tấn công xâm lược Trung Quốc từ năm 1931 và đến năm 1940 thì mở rộng khắp vùng Đông Nam Á. Nhìn từ góc độ địa - chính trị các cuộc chiến tranh kể trên giữa Nhật Bản với Trung Quốc hay Nga đều nhằm giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi của các nước lớn khu vực Đông Bắc Á. Nhưng khi tham gia đồng minh với phe Trục Axis năm 1936 thì tham vọng của Nhật Bản đã mang tầm thế giới. Những ràng buộc lịch sử ấy không thể một sớm một chiều mà cởi bỏ nếu không muốn nói rằng mỗi ngày một phức tạp hơn. Từ sau Hội nghị Alta tháng 2 1945 giữa Tam cường Xô-Mỹ-Anh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN