Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài "Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam"

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. | Có thể thấy hai vùng kinh tế trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ với nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi cũng như tiềm lực kinh tế sẵn có luôn dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và 80,5 % vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào hai vùng này (Đồng bằng sông Hồng là 27.7% còn Đông Nam Bộ là 52.8%). Trong khi đó gần 20% vốn đầu tư nước ngoài được phân bổ cho 5 vùng còn lại. Điều đó đã tạo ra sự chênh lệch quá lớn về nguồn vốn đầu tư, gây mất cân đối trong cơ cấu đầu tư giữa các vùng lãnh thổ. Tuy Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho các vùng khó khăn để tạo điều kiện cho các vùng này thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhưng hiệu quả huy động vốn ở các vùng này còn thấp, chưa phục vụ phát triển kinh tế được cho các vùng. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước phải đưa ra những chính sách phù hợp để các vùng phát huy được tối đa lợi thế, thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư đồng thời chính sách phân bổ vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA của chính phủ phải công bằng đối với tất cả các vùng.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN