Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
QUAN NIỆM CỦA CHÚ GIẢI HỌC VỀ VĂN HÓA
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với cách tiếp cận nhân học – văn hoá, các nhà chú giải học đã đi đến quan niệm coi văn hoá là hệ thống tư tưởng và ý nghĩa chung ở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người. | QUAN NIỆM CỦA CHÚ GIẢI HỌC VỀ VĂN HÓA Trần Quang Thái Với cách tiếp cận nhân học - văn hoá các nhà chú giải học đã đi đến quan niệm coi văn hoá là hệ thống tư tưởng và ý nghĩa chung ở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người. Phân tích quan niệm của hai nhà chú giải học tiêu biểu - M.Heidegger và H.Gadamer về hệ thống ý nghĩa văn hoá mối liên hệ giữa văn hoá với ngôn ngữ và hoạt động giáo dục tính sáng tạo của ý nghĩa văn hoá tác giả bài viết đã đưa ra kết luận sơ bộ về những hạn chế và đóng góp mới trong quan niệm của hai nhà chú giải học này về văn hoá. Văn hóa là một phạm trù rộng bao quát nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu tiếp cận văn hóa theo cách thức đặc thù của nó. Vì thế hiện nay người ta đã thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Thật khó để đưa ra một định nghĩa sau cùng về văn hóa song có thể đưa ra nhiều luận giải khác nhau về nó. Cách tiếp cận văn hóa của chú giải học được triển khai theo góc độ nhân học - văn hóa. Theo đó văn hóa là hệ thống tư tưởng và ý nghĩa chung ở dạng tường minh hoặc tiềm ẩn nhằm giải thích thế giới và thiết định hành vi con người. Điểm cốt lõi trong khái niệm văn hóa này là hệ thống các ý nghĩa văn hóa do con người tạo ra từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các nhà tư tưởng của trào lưu chú giải học đã đưa ra nhiều luận giải riêng về hệ thống ý nghĩa của văn hóa mối liên hệ giữa văn hóa với ngôn ngữ và hoạt động giáo dục tính sáng tạo của ý nghĩa văn hóa tiêu biểu là Martin Heidegger 1889 - 1976 và Hans Georg Gadamer 1900 -2002 . 1. Tư tưởng của M.Heidegger vê văn hóa Trong tác phẩm Hữu thể và thời gian Being and Time Sein und Zeit xuất bản năm 1927 Heidegger đã phê phán mạnh mẽ khái niệm chủ thể và tính khách quan về nhận thức của triết học cận đại bắt nguồn từ Descartes thay thế khái niệm chủ thể subject bằng khái niệm hữu thể Dasein thay thế quan niệm về con người như chủ thể tự lập thống nhất và tự hiện bằng quan niệm về tồn tại người - hữu thể. Ông cho .