Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ý NGHĨA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẶT RA CHO GDVN
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Toàn cầu hóa đã trở thành một trong những sức mạnh định hình thế giới trong những năm gần đây, dù rằng khái niệm này nhiều khi còn mù mờ vì nhiều người dùng từ ấy với những ý nghĩa khác nhau, hoặc mỗi người nhấn mạnh vào những nhân tố khác nhau. | Hai là, những cạnh tranh như vậy chắc chắn sẽ khuyến khích đa dạng hóa các trường và các ngành đào tạo ít ra là ở bề ngoài. Một cách để cạnh tranh giành sinh viên là thúc đẩy ý tưởng cho rằng ngành học của mình là tốt hơn, là duy nhất, là khác biệt so với trường khác,v.v. Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là “cạnh tranh độc quyền”, bởi vì mỗi đơn vị có một số “độc quyền” bán những thứ ít nhiều khác với thứ người khác đang bán. Kết quả chắc chắn nhất của những ngành công nghiệp có đặc điểm như vậy là nó sẽ dẫn đến năng lực vượt mức, nghĩa là số lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được cung cấp bởi một số ít hơn các đơn vị với năng lực thấp hơn so với số lượng được thành lập trong thực tế. Một ví dụ dễ hiểu là bán lẻ thực phẩm hay đồ ăn thức uống, khi chúng ta có thể thấy rõ có quá nhiều đơn vị, cửa tiệm so với nhu cầu cần thiết để trao đổi hàng hóa, hầu hết các cửa tiệm và nhân viên ngồi không cả ngày. Năng lực vượt mức đương nhiên là tốn kém, nhưng nó cũng đem lại một số giá trị- sự lựa chọn và thuận tiện. Trong ngành bán lẻ, điều này đáng được tốn thêm chi phí, nhất là vì phần lớn chi phí do chủ tiệm gánh chịu chứ không phải là công chúng.