Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chọn lọc và nhân giống vật nuôi phần 4

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chương VII: Nhân giống vật nuôi Sau khi chọn lọc được các vật nuôi bao gồm cả con đực và con cái phù hợp với yêu cầu làm giống, người ta cho chúng phối giống với nhau nhằm tạo được đời con có năng suất và chất lượng tốt. Cách thức phối giống giữa những đực và cái giống được gọi là phương pháp nhân giống | CHƯƠNG VII NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI Sau khi chọn lọc được các vật nuôi bao gồm cả con đực và con cái phù hợp với yêu cầu làm giống người ta cho chúng phối giống với nhau nhằm tạo được đời con có nâng suất và chất lượng tốt. Cách thức phối giống giữa những đực và cái giống được gọi là phương pháp nhân giống. Có hai phương pháp nhân giống đó là nhân giống thuần chủng và lai giống. 7.1. Nhân giống thuần chủng 7.1.1. Khái niệm Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau. Do vậy thế hệ con vẫn là giống thuần nghĩa là chỉ mang các đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất. Chẳng hạn cho lợn đực Móng Cái phối giống với lợn cái Móng Cái đời con vẫn là giống thuần Móng Cái cho gà trống Ri phối giống với gà mái Ri đời con vẫn là gà Ri thuần. 7.1.2. Vai trò tác dụng của nhân giống thuần chủng Nhân giống thuần chủng thường được áp dụng trong một số trường hợp sau - Nhân giống một giống mới được tạo thành hoặc mới nhập từ nơi khác về số lượng vật nuôi trong giống còn ít một số đặc điểm của giống còn chưa ổn định. Nhân giống thuần chủng sẽ có tác dụng tâng số lượng cá thể của giống kết hợp với chọn lọc nhân giống thuần chủng sẽ củng cố được các đặc điểm của giống vật nuôi. Chẳng hạn trong khoảng thời gian của thập kỷ 70 chúng ta đã nhập bò Hà Lan từ Cu Ba và nuôi thích nghi chúng tại một số địa điểm có khí hậu gần giống như khí hậu ôn đới. Chẳng hạn Công ty sữa Thảo Nguyên cao nguyên Mộc Châu Sơn La hiện đang là một trong các địa điểm nhân giống bò Hà Lan thuần chủng của nước ta. - Bảo tồn quỹ gen các vật nuôi đang bị giảm về số lượng cũng như về địa bàn phân bố và có nguy cơ bị tiệt chủng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một số giống vật nuôi bản địa do nâng suất của chúng thấp chất lượng sản phẩm không còn đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Chẳng hạn lợn 1 hiện đang là một trong những đối tượng vật nuôi cần được bảo tồn. Cần phân biệt hai khái niệm bảo tồn conservation và gìn giữ preservation .