Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cha mẹ và sự phát triển của bé - Phần 11
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong việc nuôi dạy con cái, có lẽ khép chúng vào kỷ cương là khó khăn nhất. Với đứa trẻ ở tuổi thiếu niên đã có nhận thức tương đối và nhiều mối quan hệ khác ngoài gia đình thì kèm cặp càng phức tạp hơn. Một vài giải pháp hữu ích sau giúp phụ huynh không bối rối trong vấn đề này. 1. Khi trẻ giao du với nhóm bạn xấu Các bậc phụ huynh đều sợ con giao lưu nhóm bạn xấu gần nhà. Gặp trường hợp này, đầu tiên bạn cần tạo điều kiện tiếp cận gần. | Trong việc nuôi dạy con cái có lẽ khép chúng vào kỷ cương là khó khăn nhất. Với đứa trẻ ở tuổi thiếu niên đã có nhận thức tương đối và nhiều mối quan hệ khác ngoài gia đình thì kèm cặp càng phức tạp hơn. Một vài giải pháp hữu ích sau giúp phụ huynh không bối rối trong vấn đề này. 1. Khi trẻ giao du với nhóm bạn xấu Các bậc phụ huynh đều sợ con giao lưu nhóm bạn xấu gần nhà. Gặp trường hợp này đầu tiên bạn cần tạo điều kiện tiếp cận gần gũi con cái. Bạn sẽ đưa trẻ đi chơi chỉ riêng hai mẹ con 1-2 lần tuần để giải trí. Sau đó bạn mới dần nói về các tật xấu mà bạn trong xóm có thể lây nhiễm cho trẻ . Chắc chắn bạn nóng lòng muốn khép trẻ vào kỷ cương gia đình ngay lập tức nhưng bạn cần kiên nhẫn hơn để tạo sự gần gũi hơn nữa và sau đó hãy nói với trẻ Mẹ luôn yêu thương và giúp đỡ con nên người. Điều duy nhất mà mẹ muốn con thực hiện là tránh xa lũ bạn xấu kia và chứng tỏ ngay sự vâng lời của con với cha mẹ . Với cách này bạn trực tiếp cho trẻ biết rằng bạn đứng phía sau săn sóc cho chúng chứ không dùng quyền lực để ép buộc chúng. Yếu tố cần thiết để trẻ nghe theo lời dạy dỗ là hãy tạo cho chúng cảm giác mạnh mẽ và thân thương từ gia đình nơi có những người lớn luôn yêu thương và thấu hiểu tâm hồn chúng. 2. Khi trẻ có cử chỉ và lời nói hỗn hào với bạn Ở lứa tuổi 14 15 trẻ sẽ hay lý luận hoặc dùng cả hành động để biểu lộ sự bực bội bất đồng ý kiến với cha mẹ. Tuy những lần tranh cãi này là hiện tượng khá phổ biến ở độ tuổi này nhưng trẻ vẫn khiến bạn cảm thấy bị xúc phạm vì những lời lẽ phiếm nhã của chúng. Để lời giáo dục có hiệu quả tốt nhất bạn hãy chờ thời điểm cả bạn lẫn trẻ đang vui vẻ và nói cho trẻ biết những lời lẽ hỗn hào trước đây của chúng đã làm bạn đau khổ thật nhiều. Hãy chỉ cho trẻ rõ đó không phải là cách ăn nói của những người ruột thịt thương yêu nhau trong gia đình. Đồng thời bạn cũng chỉ dạy cho trẻ cách diễn đạt bằng lời những lúc giận dữ mà không xúc phạm đến tự ái của người khác. Trẻ cũng cần được học cách xin lỗi khi vô tình xúc phạm người khác.