Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ VÀ LUẬT DOANH NGHIỆP

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo. | Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những xung đột, bất đồng về quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình xác lập và giải quyết các quan hệ kinh doanh, thương mại. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng, không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh sản xuất, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư.Vì vậy, tranh chấp kinh doanh thương mại có những biểu hiện đa dạng về nội dung, hình thức và mức độ khác nhau. Đó có thể là những bất đồng giữa những nhà đầu tư trong việc góp vốn để thành lập và điều hành doanh nghiệp hoặc có thể là mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc bất đồng, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nội bộ công ty về thành lập, hoạt động, giải thể công ty. Với cách hiểu như vậy, những vi phạm pháp luật cạnh tranh được quy định là những vụ việc cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng được coi là những tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, những vụ việc cạnh tranh được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh không thuộc phạm vi đề cập trong phần này.