Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự gợi cảm bằng các đường nét

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà-học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc. . | Sự gợi cảm băng đường nét Sự gợi cảm bằng đường nét a Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn Ta phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục - Đường ngang - Đường dọc - Đường chéo - Đường cong Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh. Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học. Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp xếp của Kỷ-hà-học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp xếp đó vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó mà suy tưởng và cảm xúc. Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Thí dụ khi nói đến kim-tự-tháp Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc khi nói đến nhà thờ ta nghĩ ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi. Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của ảnh với sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta. b Ngôn ngữ rung cảm của đường nét Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó vượt khỏi tầm phân tách của ta. Những sự phù hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí thì người nhiếp ảnh chúng ta cũng có thể áp dụng nó được. Như vậy ta có thể khái niệm rằng đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được vì nó chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho cách gợi ra đều đặn quý .