Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Muốn so sánh thì phải ra cái để so sánh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đừng so sánh vì mọi so sánh đều là khập khiễng? Điều này đúng không nhỉ? Ngay từ bé chúng ta luôn gắn liền cuộc sống với sự so sánh: con học thứ mấy ở lớp, cao nhất lớp không, . những câu hỏi từ thủa ấu thơ đó chẳng lẽ không ám ảnh trong đầu làm chúng ta khi lớn trở nên một cỗ máy so bì với xung quanh? Cuộc sống theo triết học luôn dựa trên nguyên lý phát triển của mâu thuẫn, có mâu thuẫn mới có phát triển. Phải chăng so sánh cũng là một mặt nào đó phản ánh mâu thuẫn | Đề tài chúng tôi thành công lắm ( được giải nhì VIFOTEC và bộ giáo dục đào tạo. Nhưng quan trọng hơn nữa là với tôi nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề khó, chỉ là sự so sánh, không so xuôi thì so ngược, chỉ tiêu này không được thì giấu đi mang ra chỉ tiêu khác. Và câu nói " Muốn so sánh phải có cái để so sánh" hiện ra ở đâu đó như một cứu cánh cho công cuộc nghiên cứu của tôi. Năm 2000 tôi đảm nhận không chính thức lĩnh vực thống kê của cơ quan, các anh chị cùng cơ quan hay thuê ( kêu cho oai thôi chứ cái tiền họ trả rẻ mạt lắm) nhưng sau thời gian làm thêm công việc này sự so sánh của tôi tiến thêm 1 bậc nữa. Làm sao để chuẩn hoá cái điều mình muốn so sánh. Kiếm đâu ra cái để so sánh hay chính xác là để so sánh 2 nhóm, n nhóm ta phải tìm được các chỉ tiêu để có thể tiến hành so sánh. Sau 2 năm làm công việc nhàm chán với các con số tôi học cao học ở một trường chuyên dậy cách nghiên cứu khoa học. Càng học tôi càng cảm thấy công cuộc tiến hành nghiên cứu của tôi là vĩ đại lắm ( hihi tự cao chút đừng cười). Trong mắt tôi cách tiến hành nghiên cứu ngày càng trở nên đơn giản do các chỉ tiêu so sánh không còn tự đáp ứng thì tôi tạo ra cái so sánh đó. Giữa 2 nhóm tôi luôn tự tìm cho nó 1 tiếng nói chung có lợi cho so sánh của tôi.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN