Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hội chứng ràng buộc ngân sách mềm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Một lo ngại lớn được bày tỏ hơn một lần trong những bàn luận về khủng hoảng tài chính hiện thời là: những can thiệp của nhà nước đã lén đưa một chút chủ nghĩa xã hội vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đấy là khía cạnh của cuộc tranh luận mà tôi muốn đóng góp với tư cách một nhà kinh tế học nghiên cứu người đã dành nhiều thập niên khảo sát hệ thống xã hội chủ nghĩa từ bên trong. . | CEPR Tác phẩm dịch DC-02 2009 TRUNG TAM nghiến cừu kinh tẽ va CHlNH SACH Hội chứng ràng buộc ngân sách mềm và khủng hoảng tài chính toàn cầu Kornai János Nguyễn Quang A dịch 2009 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội Tác phẩm dịch DC-02 2009 Hội chứng ràng buộc ngân sách mềm và khủng hoảng tài chính toàn cầu Vài cảnh báo từ một nhà kinh tế học Đông Âu Kornai János Nguyễn Quang A1 dịch Một lo ngại lớn được bày tỏ hơn một lần trong những bàn luận về khủng hoảng tài chính hiện thời là những can thiệp của nhà nước đã lén đưa một chút chủ nghĩa xã hội vào nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đấy là khía cạnh của cuộc tranh luận mà tôi muốn đóng góp với tư cách một nhà kinh tế học nghiên cứu người đã dành nhiều thập niên khảo sát hệ thống xã hội chủ nghĩa từ bên trong. Đối tượng của tôi ở đây không phải là khu vực hậu-xã hội chủ nghĩa mà là phần còn lại của thế giới - tuy tôi nhìn lên nó với con mắt của một người đã đích thân trải nghiệm chủ nghĩa xã hội một cách trực tiếp. Lùi về 1968 khi tại Hungary quê hương tôi bắt đầu các nỗ lực thực hiện chủ nghĩa xã hội thị trường trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước được thúc giục tăng lợi nhuận của họ. Các giám đốc đã khấm khá nếu doanh nghiệp của họ làm ra tiền bởi vì họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận. Nhưng đã có ít lí do để lo ngại nếu doanh nghiệp bị lỗ và lâm vào nợ nần hầu như trong mọi trường hợp như vậy đã luôn có một hành động giải cứu kiểu nào đó. Thí dụ đã có thể có sự cứu trợ từ ngân sách nhà nước hay ngân hàng quốc doanh đã có thể cho vay thêm mà chẳng có mấy hy vọng là khoản vay sẽ được hoàn trả. Bị lỗ và nợi nần tất nhiên là khó chịu nhưng không phải là chuyện sống còn đối với một doanh nghiệp. Dựa vào kinh nghiệm của mình về các hoạt động giải cứu lặp đi lặp lại các giám đốc ít nhiều có thể trông đợi vào sự sống sót của doanh nghiệp mình. Bất chấp tất cả áp lực lên động cơ lợi nhuận khuyến khích vẫn khá yếu trong thực tế. Vì .