Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
10 ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) vừa ra Nghị quyết về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Hội nghị nhận định: “Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. . | 10 ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Hội nghị Trung ương 6 khóa X vừa ra Nghị quyết về Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Hội nghị nhận định Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp trước đây sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Nhìn lại tư duy kinh tế của ta trước đổi mới liên hệ với những gì Đại hội VI 1986 đã phê phán hoặc khẳng định rồi những gì ngày nay đạt được nhất là từ hai Đại hội IX và X đến nay chúng ta sẽ thấy những đổi mới rất quan trọng. Có thể nêu tập trung vào 10 điểm sau đây Một là từ quan niệm về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần xã hội chủ nghĩa kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này ngoài hai thành phần nói trên còn có kinh tế tư nhân bao gồm cả cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế ấy đều là bộ phận của nền kinh tế quốc dân bình đẳng trước pháp luật cùng tồn tại và phát triển lâu dài cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thay đổi quan trọng nhất là kinh tế tư nhân chẳng những không bị kỳ thị mà còn được thừa nhận là có vai trò quan trọng là một trong những động lực của nền kinh tế. Hai là từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã đi đến quan niệm cho rằng việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất mới không phải ở chỗ cải tạo .