Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật sửa mai kiểng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cây mai trồng để chơi kiểng, chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa, uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm: cắt tỉa uốn nắn, căng kéo, quấn dây đồng, neo, cảo, đục, khoét, làm lão hóa. v.v. Sửa rễ: Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất, rất cứng, giòn, khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên, lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu chân nôm, hoặc cho ngoằn ngoèo lồi lõm, nằm trên miệng chậu mới đẹp. Bộ rễ rất quan trọng, góp phần làm đẹp cho. | Kỹ thuật sửa mai kiểng Cây mai trồng để chơi kiểng chơi bonsai thì phải luôn luôn cắt tỉa uốn sửa cho đẹp. Kỹ thuật sửa mai bao gồm cắt tỉa uốn nắn căng kéo quấn dây đồng neo cảo đục khoét làm lão hóa. v.v. Sửa rễ Rễ là thành phần nằm sâu dưới đất rất cứng giòn khó sửa. Muốn sửa phải moi rễ lên lấy đá chêm căng kéo sắp xếp cho xòe ra bốn phía theo kiểu chân nôm hoặc cho ngoằn ngoèo lồi lõm nằm trên miệng chậu mới đẹp. Bộ rễ rất quan trọng góp phần làm đẹp cho cây kiểng nhất là cây bonsai bộ rễ phải nổi hẳn lên trên mặt khay chậu dĩa. Kiểng cổ còn để lại nhiều cây có bộ rễ kỳ lạ uốn thành hình chân thú Long Lân Quy Phụng trông rất đẹp mắt. Sửa gốc Cây mai thường là cây đơn thân nên gốc rất to phải sửa ngay từ lúc cây còn nhỏ nếu để lớn quá khó sửa. Tùy theo dáng cây ta có thể sửa theo thế đứng thế nghiêng thế nằm bằng cách cắt gọt đục đẽo cho lồi lõm làm lão hóa tăng thêm giá trị của cây mai. Kiểu xưa còn để lại nhiều gốc hóa long hóa hổ vô cùng quý giá. Ngày nay cây bonsai có gốc xù xì lồi lõm uốn nắn hài hòa giữa cây với chậu. Gốc còn dùng để đánh giá tuổi của cây càng già càng quý. Sửa thân Thân là thành phần to cứng sau gốc muốn sửa phải có nòng sắt cảo cây nêm dây kẽm dây đồng. Trước tiên phải để thân cây trước mặt xoay qua xoay lại nghiên cứu tìm thế uốn cho đúng. Lấy nòng bằng sắt đã uốn sẵn cặp ôm sát vào thân cây lấy dây kẽm buộc từ từ từng ruột một từ gốc cây trở lên siết thật chặt ép cho thân cây ôm lấy nòng sắt. Lâu ngày thân cũng sẽ cong queo theo thế của nòng sắt. Muốn uốn cong một đoạn thì cần cột kẽm hai đầu rồi căng xoắn dây kẽm lại thân cây sẽ cong nằm xuống như thế thác đổ. Còn thân nhỏ nhánh nhỏ chỉ cần lấy dây kẽm đủ to quấn thưa dọc theo thân nhánh rồi hai tay kềm uốn vặn xoắn theo chiều khu ốc dây kẽm giữ lại theo hình mình đã uốn. Cây bonsai rất ngắn rất giòn phải uốn từ từ mỗi ngày một chút lâu ngày cũng sẽ đúng theo hình ta muốn. Thân cây bắt buộc phải đầu voi đuôi chuột nghĩa là gốc lớn thân cây nhỏ dần dần lên đến ngọn mới đẹp. Gốc đẹp mà