Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình: Côn Trùng Trong Nông Nghiệp - Chương 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chương III: GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ CÔN TRÙNG I. DA CÔN TRÙNG (BỘ XƯƠNG NGOÀI) Da côn trùng còn được xem là bộ xương ngoài của côn trùng. Bộ xương ngoài bao bọc cơ thể, mặt trong của bộ xương này lại có những phần lồi giúp cho vách cơ thể vững chắc, đồng thời là chỗ bám cho các hệ cơ phía trong cơ thể, toàn bộ phần lồi phía trong được gọi là bộ xương trong. | Chương III GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ CÔN TRÙNG I. DA CÔN TRÙNG BỘ XƯƠNG NGOÀI Da côn trùng còn được xem là bộ xương ngoài của côn trùng. Bộ xương ngoài bao bọc cơ thể mặt trong của bộ xương này lại có những phần lồi giúp cho vách cơ thể vững chắc đồng thời là chỗ bám cho các hệ cơ phía trong cơ thể toàn bộ phần lồi phía trong được gọi là bộ xương trong. Phần lồi của vách da cơ thể hiện diện nhiều nơi trong cơ thể trên đầu phần lồi thường có các dạng hình chữ H hay chữ X. Ở phần ngực bộ xương trong của từng đốt ngực gồm có các bộ phận như vách phragmata vách furca và vách bên. Vách phragmata tạo chỗ bám cho các cơ dọc lưng vách này thường rất phát triển ở các đốt mang cánh. Vách furca thường có dạng Y và phần lớn cơ dọc bụng bám vào vách này. Còn các vách bên cũng là chỗ bám cho nhiều loại cơ khác nhau . Hình III.1. Bộ xương trong phần ngực . a vách phragmata b vách furca c vách bên d đốt ngực e đường nối antecostal. Borror và ctv. 1981 II. HỆ CƠ CÔN TRÙNG Hệ cơ côn trùng rất phức tạp gồm từ vài trăm tới vài ngàn tế bào cơ ở sâu non bộ Cánh vẩy số lượng cơ lên đến 2.000-4.000 cơ trong lúc ở người chỉ có 400500 cơ. Không giống với các loài động vật có xương sống có cùng một lúc hai loại cơ là cơ vân và cơ trơn. Hầu hết côn trùng đều có cấu tạo cơ vân cấu tạo bởi nhiều thớ 50 sợi dọc có tính đàn hồi cao ngay cả đối với những cơ nằm xung quanh ống tiêu hóa và quanh tim. Căn cứ vào vị trí phân bố và chức năng có thể chia thành hai nhóm cơ hay bắp thịt. Cơ vách là nhóm cơ vận động một đầu bám vào vách trong của da cơ thể đầu kia gắn vào bộ phận vận động như chân cánh hàm râu đầu lông đuôi v.v. hoặc cả hai phía gắn vào vách trong của da như các bắp thịt ở ngực và bụng. Cơ nội tạng là nhóm cơ thuộc các bộ máy bên trong và màng ngăn cơ thể. So với cơ vách cơ nội tạng chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều phân bố dưới dạng các sợi cơ riêng lẽ hoặc xếp thành mạng. Hệ cơ nằm chung quanh ống tiêu hóa tim và ống đẻ trứng đã tạo ra những nhu động giúp cho các bộ phận này hoạt động ví dụ như giúp .