Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (Kỳ 1)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Định nghĩa: Loét dạ dày tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày tá tràng. B- Dịch tễ học: Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 - 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới (tại bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7% dân số), thường gặp 12 - 14% trong các bệnh nội khoa và chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm. Ngoài ra. | VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Kỳ 1 I- ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC A- Định nghĩa Loét dạ dày tá tràng là sự mất chất của niêm mạc dạ dày tá tràng. B- Dịch tễ học Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến với chừng 5 - 10 dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới tại bắc Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 5 - 7 dân số thường gặp 12 - 14 trong các bệnh nội khoa và chiếm 16 trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm. Ngoài ra nhờ nội soi người ta còn phát hiện khoảng 26 bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng mà không hề có triệu chứng đau cũng như khoảng 30 - 40 có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét. Loét dạ dày tá tràng có những đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định mà chu kỳ thay đổi tùy người hàng năm trung bình có khoảng 50 người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu thủng hẹp . và dù có phẫu thuật cấp cứu tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22 . II- CƠ CHẾ BỆNH SINH A- THEO YHHĐ Loét dạ dày tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa 1 bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. - Yếu tố phá hủy niêm mạc HCl và Pepsine. - Yếu tố bảo vệ niêm mạc chất nhày HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày. Theo đó những nguyên nhân gây hoạt hóa yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng có thể kể đến 1- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài gây nên trạng thái cường phó giao cảm mà kết quả sẽ gây tăng tiết HCl và tăng bóp cơ trơn dạ dày. 2- Sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter Pylori HP sẽ hủy hoại tế bào D ở niêm mạc dạ dày tá tràng là tế bào tiết Somatostatine có tác dụng ức chế tiết Gastrine qua đó sẽ gây tăng tiết HCl. Ngược lại những nguyên nhân làm suy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng lại là 1- Sự căng thẳng thần kinh do các stress tâm lý kéo dài sẽ làm các tế bào nhày ở niêm mạc dạ dày tá tràng giảm bài tiết HCO3. 2- Rượu và các thuốc chống đau giảm .