Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quyết định số 182/2007/QĐ-TTg

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Quyết định số 182/2007/QĐ-TTg về việc kiện toàn đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số 182 2007 QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 26 tháng 11 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC KIỆN TOÀN ĐOÀN ĐÀM PHÁN CHÍNH PHỦ VỀ KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Quyết định số 34 2007 QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Bộ trưởng Bộ Nội vụ QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế gọi tắt là Đoàn đàm phán Chính phủ là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ tiến hành đàm phán quốc tế về kinh tế và thương mại. Đoàn đàm phán Chính phủ là cơ quan phát ngôn chính thức về tình hình thực hiện các cam kết về kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam. Điều 2. Đoàn đàm phán Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau 1. Bảo vệ và tăng cường lợi ích kinh tế và thương mại quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế. 2. Chủ trì phối hợp với các Bộ cơ quan liên quan xây dựng chiến lược và phương án đàm phán trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới WTO ASEAN APEC ASEM các hiệp định thoả thuận song phương và đa phương liên quan đến mở cửa thị trường. 3. Đàm phán và vận động các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo sự phân công và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương. 4. Xây dựng phương án đàm phán để Bộ trưởng Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 5. Tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán ở các cấp độ phạm vi khác nhau quy định tại các khoản 2 3 Điều 2 của Quyết định này trên cơ sở phương án đàm phán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 6. Phối hợp với các Bộ ngành liên quan để tiến hành đàm phán và triển khai kết quả đàm phán sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 7. Lấy ý kiến của các ngành các doanh nghiệp liên quan đến nội dung đàm phán để xây dựng phương án đàm phán. 8. Theo dõi đôn đốc việc thực thi các