Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương 5: Bản chất Hóa học và Tái bản của Vật chất Di truyền

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trước tiên, chúng ta cần nắm các đặc tính thiết yếu của vật chất di truyền sau đây: (1) Đặc tính thông tin sinh học: chứa đựng thông tin cần thiết cho việc xác định cấu trúc của tất cả các protein đặc thù của loài (các gene cấu trúc) và điều khiển các hoạt động sinh trưởng, phân chia và biệt hoá tế bào; (2) Đặc tính tái bản: khả năng tự sao chép chính xác, đảm bảo thông tin di truyền của thế hệ sau giống với thế hệ trước; (3) Đặc tính hoạt động của các gene:. | 147 Chương 5 Bản chất Hóa học và Tái bản của Vật chất Di truyền Trước tiên chúng ta cần nắm các đặc tính thiết yếu của vật chất di truyền sau đây 1 Đặc tính thông tin sinh học chứa đựng thông tin cần thiết cho việc xác định cấu trúc của tất cả các protein đặc thù của loài các gene cấu trúc và điều khiển các hoạt động sinh trưởng phân chia và biệt hoá tế bào 2 Đặc tính tái bản khả năng tự sao chép chính xác đảm bảo thông tin di truyền của thế hệ sau giống với thế hệ trước 3 Đặc tính hoạt động của các gene các gene trong bộ gene có khả năng tổng hợp ra các sản phẩm là những phân tử tham gia vào mọi động sống căn bản của tế bào phiên mã và dịch mã 3 Đặc tính biến đổi khả năng bị biến đổi từ nhiều quá trình khác nhau như đột biến tái tổ hợp các yếu tố di truyền vận động . Chính sự biến đổi đa dạng này tạo ra các nguồn biến dị di truyền đa dạng và phong phú cho sự chọn lọc và tiến hoá. Ngày nay chúng ta đều biết rằng vật chất di truyền chính là các nucleic acid mà ở hầu hết sinh vật là loại deoxyribonucleic acid DNA và ở một số virus là ribonucleic acid RNA . Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu thành phần hóa học và cấu trúc cũng như cơ chế tái bản của vật chất di truyền là các đại phân tử DNA và RNA. I. Bằng chứng vật chất di truyền là các nucleic acid 1. Các thí nghiệm biến nạp ở vi khuẩn Năm 1928 Frederick Griffith đặt nền tảng cho việc xác định DNA là vật chất di truyền thông qua thí nghiệm biến nạp transformation trên phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Các vi khuẩn kiểu dại có vỏ bọc bằng polysaccharide mọc thành các khuẩn lạc hay dòng đặc trưng bằng dạng nhẵn S smooth chúng được coi là độc virulent vì có khả năng gây viêm phổi làm chuột chết. Một nòi đột biến của nó mất khả năng hình thành vỏ bọc và mọc thành các khuẩn lạc bé xù xì R rough chúng là các vi khuẩn không độc avirulent . Griffith tiế n hành các thí nghiệm khác nhau và nhận thấy rằng 1 Nếu tiêm các vi khuẩn sống nòi S chuột chết 2 Nếu tiêm các vi khuẩn sống nòi R chuột sống 3 Nếu tiêm các vi .