Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bối cảnh quốc tế và triển vọng đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong giai đoạn tới Kinh tế thế giới đang phát triển trong bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn bao trùm là toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức. Theo hai xu hướng đó, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện, cả về trình độ công nghệ, cơ cấu sản phẩm lẫn thể chế kinh tế. Đó là "trạng thái chuyển đổi có ý nghĩa thời đại" với hàm. | Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp PGS. TS. Trần Đình Thiên Viện Kinh tế Việt Nam 1. Bối cảnh quốc tế và triển vọng đột phá trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam trong giai đoạn tới Kinh tế thế giới đang phát triển trong bối cảnh mới với hai xu hướng lớn bao trùm là toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức. Theo hai xu hướng đó nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ cơ cấu sản phẩm lẫn thể chế kinh tế. Đó là trạng thái chuyển đổi có ý nghĩa thời đại với hàm ý một giai đoạn bùng nổ và tăng trưởng kinh tế cao kéo dài trên phạm vi toàn cầu gắn với bước chuyển từ nền công nghiệp cơ khí sang kinh tế tri thức. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong giai đoạn tới là yếu tố quy định triển vọng tăng tốc phát triển toàn bộ thông qua các cú nhảy đột phá ở cấp độ chiến lược của mỗi nền kinh tế. Trên thực tế giai đoạn tăng trưởng này đã được khởi động cách đây hàng chục năm với hai nhóm dấu hiệu cơ bản. Một là sự bùng nổ phát triển các ngành công nghệ cao tạo thành động lực mạnh kết nối tăng trưởng toàn cầu và tạo sự lan tỏa phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Hai là sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nền kinh tế đang phát triển nổi bật nhất là Trung Quốc và Ản Độ. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong cục diện kinh tế toàn cầu làm dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu các cơ hội phát triển trên phạm vi toàn cầu cả cơ hội cơ cấu ngành lẫn cơ cấu cơ hội theo vùng địa lý. Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với cơ hội kép nêu trên cả cơ hội chuyển dịch cơ cấu ngành lẫn cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng rộng lớn theo không gian địa lý. Về triển vọng xu thế tăng trưởng cao của kinh tế thế giới được dự báo là còn kéo dài cho dù phải trải qua những dao động mạnh. Dự báo này dựa trên hai cơ sở. Một là quá trình cải cách thể chế cả ở các nền kinh tế đang phát triển khổng lồ phát triển thể chế thị trường - mở cửa lẫn ở các