Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước | Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế về phần hạ lưu sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông Mê Công trước từ năm 1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công từ năm 1975 đến năm 1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission, MRC) hiện nay. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông Mê Công. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Với đặc điểm như trên, sông Mê Công là một dòng sông liên quốc gia. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê Công là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau.