Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương 3: Các bộ truyền cơ khí thường gập

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phân loại Theo hình dáng tiết diện dây đai phân ra: - Truyền động đai dẹt: tiết diện dây đai là hình chữ nhật, bánh đai hình trụ trơn (Hình3.1.1a); - Truyền động đai thang: tiết diện dây đai hình thang cân (Hình 3.1.1c); - Truyền động đai lợc: tiết diện đai hình lợc(có nhiều gân dọc có tiết diện hình thang) (Hình 3.1.1d); - Truyền động đai tròn: tiết diện đai là hình tròn (Hình 3.1.1e); - Truyền động đai răng: truyền lực nhờ sự ăn khớp của các răng của đai với các răng trên bánh đai (Hình 3.1.1f);. | CHƯƠNG 3 CÁC BỘ TRUYỀN cơ KHÍ THƯỜNG GẬP 3.1. Truyền động đai 3.1.1. Khái niệm ưu nhược điểm phân loại 1- Khái niệm và cấu tạo Truyền động đai thực hiện việc truyền chuyển động và công suất giữa các trục nhờ ma sát sinh ra trên bề mặt tiếp xúc giữa các dây đai với bánh đai. Hinh 3.1.1 Truyền động đai Dạng đơn giản nhất của truyền động đai gồm bánh đai chủ động 1 bánh đai bị động 2 dây đai 3 hình 3.1.1a . Khi cần dùng thêm bánh căng đai hình 3.1.2e nhằm tăng góc ôm trên bánh đai và giảm nhẹ thiết bị căng đai. 2- Phân loại Theo hình dáng tiết diện dây đai phân ra - Truyền động đai dẹt tiết diện dây đai là hình chữ nhật bánh đai hình trụ trơn Hình 3.1.1a - Truyền động đai thang tiết diện dây đai hình thang cân Hình 3.1.1c - Truyền động đai lược tiết diện đai hình lược có nhiều gân dọc có tiết diện hình thang Hình 3.1.1d - Truyền động đai tròn tiết diện đai là hình tròn Hình 3.1.1e - Truyền động đai răng truyền lực nhờ sự ăn khớp của các răng của đai với các răng trên bánh đai Hình 3.1.1f Theo vị trí tương đối và chiều quay giữa các trục mang bánh đai phân ra - Truyền động đai thường Truyền động giữa hai trục song song và quay cùng chiều Hình 3.1.1a 54 Ngô Vân Quyết Bộ môn Kỹ thuật Cơ sở Khoa Cơ khí - Truyền động chéo Vòng đai bắt chéo dùng để truyền động giữa hai trục song song và quay ngược chiều nhau Hình 3.1.2b - Truyền động nửa chéo Vòng đai bắt nửa chéo dùng cho hai trục chéo nhau Thường chéo nhau một góc 900 Hình 3.1.2c - Truyền động góc Dùng cho hai trục cắt nhau thường vuông góc với nhau khi này cần có bánh đổi hướng Hình 3.1.2d . Trong các truyền động kể trên truyền động đai thường dùng phổ biến hơn cả. Bánh dẫn Hình 3.1.2 Các sơ đồ truyền động đai 3- Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng a- Ưu điểm - Có khả năng truyền chuyển động và cơ năng giữa các trục ở xa nhau. - Làm việc êm và không ồn. - Giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi bị quá tải nhờ hiện tượng trượt trơn. - Có thể truyền chuyển động cho nhiều trục h.3.1.2f . - Kết cấu đơn giản bảo .