Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận “Tín dụng cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam”
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, muốn vậy cần có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trong đó nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, được coi là yếu tố hàng đầu, là tiền đề phát triển kinh tế.Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của đảng đã đề ra: “để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước cần huy động nhiều nguồn vốn sẵn có với sử dụng vốn có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết. | I. ĐẶT VẤN ĐỀ HIỆN NAY 1. Tính cấp thiết Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, muốn vậy cần có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao. Trong đó nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết, được coi là yếu tố hàng đầu, là tiền đề phát triển kinh tế.Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của đảng đã đề ra: “để công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước cần huy động nhiều nguồn vốn sẵn có với sử dụng vốn có hiệu quả, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn bên ngoài là quan trọng.”. Tín dụng ra đời rất sớm, ra đời khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tín dụng đã tồn tại và phát triển ở nhiều nền kinh tế với các mức độ phát triển khác nhau. Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ, cùng với sự tồn tại các mối quan hệ cung- cầu về hàng hoá, vật tư, sức lao động thì quan hệ cung cầu về tiền vốn đã xuất hiện và ngày một phát triển như một đòi hỏi cần thiết khách quan của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư. Nhà nước đã sử dụng tín dụng như một công cụ quan trọng trong hệ thống các đòn bẫy kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Muốn tìm hiểu rõ về tín dụng tôi đã chọn viết đề tài: “Tín dụng: cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về tín dụng. - Phân tích tình hình tín dụng ở Việt Nam. - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. 1 II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1. Cơ sở lí luận về tín dụng 1.1. Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả. Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo hành,ký thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi một hành vi tín dụng có hai bên cam kết với nhau như sau: - Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền tệ - Còn một bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của sổ .