Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TÍNH CÁCH VĂN HÓA NGƯỜI NAM BỘ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Có không ít người đã bàn vế tính cách người Nam Bộ, song đều là những nhận xét rời rạc, cảm tính, do vậy còn thiếu sức thuyết phục. Bài này nhằm chỉ ra tính hệ thống của các tính cách ấy trong giới hạn không gian là vùng Nam Bộ với trọng tâm miền Tây. | TÍNH CÁCH VĂN HÓA NGƯỜI NAM BỘ NHƯ MỘT HỆ THỐNG GS.Trần Ngọc Thêm Bài viết này công bố lần đầu với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ" tại Hội thảo "Đồng bằng sông Cửu Long: thực trạng và giải pháp để trở thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. HCM tổ chức năm 2006 và In trong sách cùng tên do NXB ĐHQG Tp.HCM xuất bản năm 2006. Công bố lần hai (có sửa chữa và bổ sung) với tên gọi "Tính cách văn hoá Nam Bộ như một hệ thống" tại Hội thảo "Nam Bộ thời kỳ cận đại" do Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 4-3-2008. I - CÁC TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Dẫn nhập Có không ít người đã bàn về tính cách văn hoá người Việt Nam Bộ, song đều là những nhận xét rời rạc, cảm tính, do vậy còn thiếu sức thuyết phục. Bài này nhằm chỉ ra tính hệ thống của các tính cách ấy trong giới hạn không gian là vùng Nam Bộ với trọng tâm là miền Tây, và giới hạn thời gian chủ yếu là từ khi người Việt khai phá Nam Bộ (tk. XVII) cho đến giữa tk. XX (những sự kiện xảy ra trước tk. XVII hoặc thuộc giai đoạn hiện đại có nhắc đến là để so sánh đối chiếu). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp hệ thống - loại hình kết hợp với phương pháp sử dụng tư liệu dân gian và phương pháp định lượng. Về phương pháp sử dụng tư liệu dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ, v.v.) cần nói thêm rằng do phải đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng nên văn hoá dân gian có tính lưỡng khả: trong khi có câu tục ngữ khẳng định điều này thì thường cũng có câu tục ngữ khác khẳng định điều ngược lại. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi áp dụng quy trình sau: khi thấy một tư liệu dân gian với nội dung A thì không dừng lại ở tư liệu đơn độc đó mà đồng thời (1) tìm kiếm toàn bộ các tư liệu dân gian có nội dung A tương tự, và (2) tìm kiếm toàn bộ các tư liệu dân gian có nội dung ngược lại với A. Nếu kết quả có số lượng tương đương thì ta có