Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tham luận "Xây dựng hệ thông tin địa lý trong môi trường mã nguồn mở"

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Hệ điều hành luôn là nền tảng của mọi hệ thống máy tính. Trong các hệ điều hành mã nguồn mở Linux có lẽ là hệ điều hành được ưa chuộng nhất nhờ kết hợp được sự ổn định của Unix với tính thân thiện của Windows. Bên cạnh đó, một số lượng lớn các phần mềm, công cụ phát triển, khai thác và xử lý thông tin địa lý có mã nguồn mở đã được xây dựng cho hệ điều hành này. Chính vì vậy, Linux sẽ là sự lựa chọn số một cho việc phát triển các hệ. | Tham luận: Xây dựng hệ thông tin địa lý trong môi trường mã nguồn mở Bùi Quang Vinh Viện CNTT / Trung tâm KHKT&CNQS/Bộ Quốc Phòng I. Mã nguồn mở trong sự phát triển của các hệ thông tin địa lý. Trong vòng 20 năm trở lại đây, công nghệ khai thác thông tin địa lý đã có các bước phát triển đáng kinh ngạc. Sự cạnh tranh quyết liệt cùng với các đòi hỏi ngày càng tăng từ phía người dùng đã thúc đẩy việc ra đời nhiều giải pháp công nghệ có chất lượng cao trong thị trường ngày càng rộng lớn của các hệ thông tin địa lý (GIS). Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm GIS thương mại hiện có trên thị trường chỉ được thiết kế với mục đích hỗ trợ các đòi hỏi cơ bản của người dùng như số hoá, lưu trữ và hiển thị các dữ liệu địa lý. Trong đó, chỉ có một số ít các sản phẩm quan tâm đến vấn đề giao diện với người dùng, tính tương tác giữa các hệ dữ liệu và khả năng hỗ trợ dũ liệu địa lý của các hệ cơ sở dữ liệu. Các sản phẩm này hầu hết chỉ chạy theo các nhu cầu trước mắt của thị trường mà bỏ qua hàng loạt các lĩnh vực nghiên cứu mới đầy hứa hẹn trong công nghệ thông tin địa lý như mô hình hoá dữ liệu địa lý, thống kê địa lý, hay ứng dụng mạng nơ ron trong xử lý dữ liệu địa lý. Đặc biệt, trong thời gian tới, công nghệ thông tin địa lý sẽ có các bước thay đổi quan trọng khi các hệ thống cơ sở dữ liệu có khả năng hỗ trợ dữ liệu địa lý được sử dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của các hệ thống cơ sở dũ liệu này chính là động lực thúc đẩy các nhà phát triển tìm ra các giải pháp để tận dụng tối đa các ưu thế mà các hệ thống cơ sở dũ liệu có hỗ trợ dữ liệu địa lý mang lại. Một trong các giải pháp được cho là có triển vọng đó là xây dựng một mạng lưới hợp tác phát triển dựa trên công nghệ mã nguồn mở. Một phương pháp tiếp cận tương tự như khi phát triển Linux sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và phát triển tiếp cận với một hệ thống các công cụ thông tin địa lý nguồn mở phong phú hơn những gì đang được bầy bán trên thị trường. Hơn nữa, việc phát triển các công cụ phân tích dữ liệu địa lý có mã nguồn mở sẽ là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN