Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Yên Tử còn một chốn thiêng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Yên Tử còn một chốn thiêng Khi nhắc đến khu di tích Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm, người ta thường chỉ biết đến chùa Yên Tử mà quên mất di tích Ngọa Vân và Hồ Thiên. Đây chính là nơi vị vua anh minh Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Đến nay hai di tích quan trọng này đã hoang phế, kéo theo nó là cả một hệ thống kiến trúc văn hóa Phật giáo như chùa, am, tháp, lăng, mộ cũng bị thời gian vùi lấp. . | Yên Tử còn một chốn thiêng 10.06.2008 23 53 Khi nhắc đến khu di tích Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm người ta thường chỉ biết đến chùa Yên Tử mà quên mất di tích Ngọa Vân và Hồ Thiên. Đây chính là nơi vị vua anh minh Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Đến nay hai di tích quan trọng này đã hoang phế kéo theo nó là cả một hệ thống kiến trúc văn hóa Phật giáo như chùa am tháp lăng mộ cũng bị thời gian vùi lấp. Lật mở những điều bí ẩn Nằm trên đỉnh núi cao với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng di tích Hồ Thiên từng được sử cũ ngợi ca là nơi cảnh đẹp dấu thiêng của vùng đất Đông Triều. Cùng với Yên Tử Hồ Thiên và Ngọa Vân là hai địa danh nổi tiếng gắn với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của vua Trần Nhân Tông người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái Phật giáo lớn của Việt Nam mà cho đến hôm nay triết lý của nó vẫn thấm đượm tinh thần dân tộc có giá trị nhân văn cao cả có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nơi đây chính là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của thiền phái này vào cuối thời Trần đầu thế kỷ 14 và là chốn tu hành của nhiều vị cao tăng. Nhưng do di tích này nằm trên đỉnh núi cao không tiện đường qua lại nên nó dần bị rơi vào quên lãng và hoang phế. Cuối năm 2007 Viện Khảo cổ học đã phối hợp với UBND huyện Đông Triều tiến hành điều tra khảo sát khảo cổ học và thu được nhiều tư liệu quan trọng làm sáng rõ giá trị lịch sử văn hóa về khu di tích và cung cấp những bằng chứng khoa học chân thực về quy mô và chức năng của các công trình kiến trúc tôn giáo trong hệ thống các di tích Phật giáo ở khu vực này. Cụ thể là đã xác định được vị trí của các công trình kiến trúc như chùa vườn tháp nhà bia nhà tổ nhà tăng và khu tịnh thất tại chùa Hồ Thiên. Đặc biệt tại một số vị trí các nhà khảo cổ học đã lắp ghép được những manh mối quan trọng dự báo về khả năng sẽ tìm thấy những kiến trúc tháp chùa thời Trần. Không những thế qua quá trình điều tra các nhà khảo cổ học còn nhận diện được chùa Hồ Thiên có quy mô rất lớn 500m2 mặt bằng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN