Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
HƯỚNG DẪN VỀ BỆNH NHA CHU - GUM DISEASE VIETNAMESE

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong giai đoạn đầu, bệnh diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào và đôi khi bạn .Bệnh nha chu cũng còn gọi là bệnh lợi, là nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành. | Gum Disease Vietnamese Hướng Dẫn về Bệnh Nha Chu Hiệp Hội Nha Khoa California HÃY CÙNG NHAU TIẾN LÊN. Trong giai đoạn đầu, bệnh diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào và đôi khi bạn không cảm thấy đau đớn gì cả. Nhưng một khi bệnh nha chu bắt đầu tấn công, thì chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi bạn biết mình mắc bệnh này với những phản ứng phụ gây cảm giác khó chịu, không thoải mái và có nhiều khả năng không chữa trị được. Bệnh nha chu, cũng còn được gọi là bệnh lợi, là nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành. Bệnh này có nhiều loại và tiến triển qua nhiều giai đoạn, tất cả đều bắt đầu với việc lợi bị nhiễm trùng và có thể lây lan sang xương ổ răng và dây chằng của răng. Ở những giai đoạn đầu của bệnh, nha sĩ hoặc chuyên viên làm sạch răng thường phát hiện ra bệnh trong các lần khám răng định kỳ. Nếu lợi bị nhiễm trùng không được điều trị và xương có thể bị hư hoại nặng, thì răng đó sẽ rụng hoặc phải nhổ bỏ. Hơn phân nữa số người trưởng thành, và ba phần tư những người trưởng thành trên 35 tuổi có một số triệu chứng của bệnh nha chu. Ngay cả đối với trẻ em cũng có những triệu chứng của bệnh này. Nếu bạn muốn giữ gìn răng của mình lâu dài, thì điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa và chữa trị bệnh nha chu. Nguyên nhân nào gây Bệnh Nha Chu? Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự xung đột giữa vi khuẩn tìm thấy trong mảng bám răng—đây là một màng kết dính gần như trong suốt bám vào răng mỗi ngày-và kháng tố của cơ thể với vi khuẩn đó. Vi khuẩn này sẽ sinh ra độc tố làm nướu viêm tấy, ửng đỏ. Quá trình viêm nướu này sẽ phá hủy các mô nướu và làm cho chúng không bám dính với răng. Nếu không chữa trị, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn làm hư xương chân răng. Nếu không thường xuyên tẩy sạch mảng bám răng, thì chúng sẽ hình thành một lớp cứng, xốp được gọi là vôi răng, hay còn được gọi là cao răng. Nếu vôi răng bám vào chân răng phía đưới viền nướu, nó sẽ gây ra nhiều kích ứng cho nướu