Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG NƯỚC XẢ XUỐNG SÔNG SÀI GÒN TỪ HỒ DẦU TIẾNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài " Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", nhóm nghiên cứu tiến hành ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng xâm nhập mặn hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai | PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LƯỢNG NƯỚC XẢ XUỐNG SÔNG SÀI GÒN TỪ HỒ DẦU TIẾNG VỚI HIỆU QUẢ ĐẨY MẶN ThS. Nguyễn Bình Dương, TS. Đinh Công Sản, ThS. Phạm Đức Nghĩa Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam Tóm tắt Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm quản lý và phát triển bền vững hệ thống công trình Dầu Tiếng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, nhóm nghiên cứu bước đầu đã tiến hành ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng xâm nhập mặn hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai từ số liệu thực đo giai đoạn 2000 – 2006. Trên cơ sở đó, một số kịch bản có sự tham gia xả nước của các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hoà và nước biển dâng để xả đẩy mặn trên sông Sài Gòn đã được tính toán. Mục tiêu của bài toán là tối ưu hoá hiệu quả đẩy mặn với sự phối hợp xả nước từ các hồ thượng nguồn, phục vụ phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dầu Tiếng là một hồ chứa lớn nhất ở các tỉnh phía Nam với dung tích 1.580 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An và Tp. Hồ Chí Minh. Để bảo đảm mục tiêu cấp nước, phòng chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường ở hạ lưu sông Sài Gòn là một trong những vấn đề đang được quan tâm đặc biệt. Khu vực hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực có mật độ và thành phần dân cư, kinh tế đa dạng. Mặn xâm nhập do triều trong lưu vực đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đối với nguồn nước sinh hoạt của những khu dân cư ven sông cũng như đối với chất lượng nguồn nước tưới cho nông nghiệp, nhất là khi nước biển dâng cao hơn thì những tác động này là rất lớn. Vì vậy kiểm soát mặn có ý nghĩa rất lớn và để giải quyết bài toán này cần ứng dụng vai trò tổng hợp của hồ chứa. Các sông rạch ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai có đặc điểm lòng sông sâu, độ dốc bé, biên độ triều lớn tạo thuận lợi cho nước mặn từ biển theo dòng triều xâm nhập rất sâuwww.vncold.vn vào nội địa đặc biệt là trong các .