Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tản mạn về ngôn ngữ di cư sang quốc gia khác, thời điểm khác

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong những năm cuối thập niên 70, người viết có nhiều dịp"tiếp cận" văn hóa Nhật. Bắt đầu bằng việc mê xem phim Nhật chiếu "chùa" tại trung tâm văn hóa Nhật ở dưới phố. Cũng theo học vài khóa tiếng Nhật cho vui. | Tản mạn về ngôn ngữ di cư sang quốc gia khác, thời điểm khác Nguyên Nguyên Gần đây trên báo mạng talawas.org (ngày 12 tháng 6, 2003) Ts. Trịnh Nhật có viết một bài khá dí dỏm, mang tựa “Tiếng Anh: Ngôn ngữ thứ ba tại Việt Nam”, cho biết, qua một số thí dụ viện dẫn từ những quan sát “tại chỗ”, có một sự khác biệt giữa tiếng Anh dùng tại Việt Nam và tiếng Anh dùng tại Úc, tại Mỹ. Trước hết để hỗ trợ bài viết của anh Trịnh (từ đây xin gọi tắt bài TN), người viết xin thuật lại một quan sát vào khoảng 1990, trong chuyến thăm viếng Việt Nam lần đầu sau nhiều năm xa cách. Trong buổi đi dạo chơi khu nhà Bưu Chính của thành phố và nhà thờ Ðức Bà, người viết chợt “phát hiện” một tấm lịch đẹp in bằng tiếng Anh. Trong đó khó ai có thể không để ý đến những ngày nghỉ lễ, chẳng hạn như lễ Lao Ðộng 1 tháng 5, lễ Sinh Nhật 25 tháng 12. Quyển lịch đẹp ghi những ngày nghỉ lễ là Feast Day, thay vì Holiday. Thật quái dị. Nhưng chỉ cần thoáng suy nghĩ chừng vài giây những người có chút vốn liếng tiếng Anh có thể hiểu ra ngay – nhà nước Việt Nam lúc đó hãy còn dị ứng với những gì liên quan đến “thần thánh” nên phải thay từ tiếng Anh mang nghĩa “thánh thần” HOLY trong Holiday bằng từ Feast. Feast mang nghĩa cơ bản là Yến Tiệc, Tiệc Tùng. Feast Day thay thế Holiday hoàn toàn không ổn - bởi Holiday tuy nghĩa nguyên thủy là một ngày lễ tưởng niệm Thánh, nhưng trong vài thế kỷ qua nó mang nghĩa phổ quát: ngày nghỉ, ngày lễ. Trong tiếng Anh Feast Day dùng thay cho Holiday thật tình không giống ai hết Nhưng dùng riết chắc cũng quen. Ðến ngày nay, người viết không có dịp xem lại lịch bằng tiếng Anh in tại Việt Nam, nhưng có thể đoán chắc rằng Holiday đã tái xuất giang hồ với việc quốc tế hoá ngành thương mại mậu dịch Việt Nam, trong vòng mười ba năm qua. 1. Ngôn ngữ thứ ba, ở đâu cũng có, thời nào cũng có Bài TN rất vui và ý nhị trong việc đề cập đến vấn đề Anh ngữ di cư sang Việt Nam đã có những biến dạng hơi lạ. Thế nhưng, điểm mấu chốt góp ý cho bài TN, và cũng động cơ thúc đẩy nên câu .