Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Th.s Mai Văn Công - Khoa kỹ thuật bờ biển – Trường ĐHTL. Giới thiệu. ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế công trình xây dựng nói chung (thiết . | Xây dựng công trình thủy lợi Ứng Dụng lý thuyết độ tin cậy và phương pháp thiết kế ngẫu nhiên trong đánh giá an toàn ổn định đê kè biển Th.s Mai Văn Công - Khoa kỹ thuật bờ biển – Trường ĐHTL Giới thiệu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy trong thiết kế công trình xây dựng nói chung (thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên) cũng như công trình thuỷ lợi nói riêng hiện đang phổ biến và là xu thế chung trên thế giới. ở Việt Nam nghiên cứu ứng dụng lý thuyết này trong thiết kế công trình đang ở những bước đầu và sẽ phát triển rộng hơn trong những năm gần đây. Bài báo này trình bày phương pháp và những kết quả áp dụng lý thuyết độ tin cậy trong phân tích đánh giá an toàn đê biển ở Việt Nam. Phân tích đánh giá đuợc thực hiện với bài toán mẫu, áp dụng cho đê biển dọc bờ biển Nam Định, với phương pháp tiếp cận theo cấp độ II. 1. Giới thiệu chung Phương pháp thiết kế truyền thống đuợc gọi là phương pháp tất định. Theo phương pháp này các giá trị thiết kế của tải trọng và các tham số độ bền được xem là xác định, tương ứng với trường hợp tính toán và tổ hợp thiết kế [6]. Ví dụ trong thiết kế công trình bảo vệ bờ biển, tương ứng với mỗi giá trị tần suất thiết kế, mực nuớc và chiều cao sóng được xác định và được coi là tải trọng thiết kế. Dựa vào tiêu chuẩn quy định thiết kế, hình dạng và các kích thước của công trình được xác định. Các tiêu chuẩn quy định này đựơc xây dựng dựa trên các trạng thái giới hạn của các cơ chế phá hỏng, trong đó có kể đến số dư an toàn thông qua hệ số an toàn. Theo phuơng pháp thiết kế tất định, công trình được coi là an toàn khi khoảng cách giữa tải và sức chịu tải đủ lớn để đảm bảo thoả mãn từng trạng thái giới hạn của tất cả các thành phần công trình. Một số hạn chế tiêu biểu của phương pháp thiết kế tất định theo [8] như sau: - Trên thực tế, chưa xác định được xác suất phá hỏng của từng thành phần cũng như của toàn hệ thống. - Chưa xét đến tính tổng thể của một hệ thống hoàn chỉnh. - Trong thiết kế, chưa kể đến ảnh hưởng quy mô hệ thống (chiều dài tuyến .