Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 5
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT 5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật 5.1.1. Vai trò của hoá chất bảo vệ thực vật Hàng năm, ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có rất nhiều sinh vật như côn trùng, sâu bọ, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, thực vật ký sinh v.v gây tác hại to lớn cho cây trồng và sản phẩm nông nghiệp. Do vậy, vấn đề bảo vệ thực vật rất được quan tâm. Trước đây, người ta thường dùng các thuốc thảo mộc, các thành phẩm có nguồng gốc vô. | Chương 5 - Hoá học bảo vệ thực vật CHƯƠNG 5 HOÁ HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT 5.1. Giới thiệu chung về hoá chất bảo vệ thực vật 5.1.1. Vai trò của hoá chất bảo vệ thực vật Hàng năm ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới có rất nhiều sinh vật như côn trùng sâu bọ nấm vi khuẩn cỏ dại thực vật ký sinh v.v. gây tác hại to lớn cho cây trồng và sản phẩm nông nghiệp. Do vậy vấn đề bảo vệ thực vật rất được quan tâm. Trước đây người ta thường dùng các thuốc thảo mộc các thành phẩm có nguồng gốc vô cơ hữu cơ đã biết để diệt trừ sâu bệnh. Ngày nay ngành hoá học đã cung cấp thêm những hợp chất hữu cơ tổng hợp có hiệu lực bảo vệ cây trồng cao. 5.1.2. Đặc điểm của hoá chất bảo vệ thực vật 1. Tính chất lý học của chất hoá học bảo vệ thực vật. - Tính làm ướt là khả năng phủ kín thuốc ở bề mặt cây lá bằng một lớp nhỏ dày đặc do trong thuốc hoá học có chứa nhóm hoạt động hay có cực . - Tính dính là khả năng giữ vững các phần tử chất độc vào đối tượng xử lý. Thuốc hoá học ở dạng bột mịn đường kính hạt cỡ 0 01 - 0 06mm thì có thể giữ lại lâu trên cây. 2. Quan hệ giữa cấu tạo hoá học và tính độc - Khi chuyển hoá các hợp chất no thành không no thì tính độc của hợp chất được tăng lên vì những hợp chất không no có khả năng phản ứng hoá học khá nhạy. Ví dụ axetylen HC CH độc hơn êtylen H2C CH2 và ít độc nhất là êtan H3C - CH3 . - Tính độc của các chất cũng thay đổi khi thế nhóm này trong phân tử bằng nhóm khác. Ví dụ dẫn xuất clo của benzen naphtalen có tính độc cao hơn chúng 10 - 20 lần. - Tính độc thay đổi theo độ dài của mạch cacbon. Các axit béo có mạch cacbon dài 10 - 12 nguyên tử có tính độc cao hơn những axit hữu cơ mạch ngắn hơn. - Sự thay đổi trật tự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử sự đồng phân hoá cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến đổi tính độc. Chẳng hạn hexacloran 6.6.6 có 8 đồng phân không gian trong đó đồng phân Y có tính độc mạnh nhất. 3. Tác động của chất độc trong nông nghiệp Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể với lượng nhỏ gây nên ngộ độc hoặc làm cho cơ thể .