Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình dược lý - Chương 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'giáo trình dược lý - chương 2', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 2. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH 2.1. THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 2.1.1. Thuốc mê GENERAL ANESTHETICS Trước năm 1845 điều trị bằng phương pháp giải phẫu chưa được phổ biến do bởi thiếu phương pháp thỏa đáng để tạo ra trạng thái mê. Vào năm 1845 - 1846 hiệu quả gây mê của nitrous oxide và đặc tính gây mê của cả chloroform và diethyl ether đã được công nhận. Những thông tin này đã nhanh chóng trở thành thuốc gây mê cho ngành dược thời bấy giờ đồng thời chúng cũng là các chất đầu tiên của nhóm thuốc mê bay hơi. Năm 1929 cyclopropan được giới thiệu như một thuốc mê bay hơi thứ 4. Trong 4 thuốc này chỉ có nitrous oxid còn được sử dụng trên lâm sàng cho đến ngày nay. Ether và cyclopropan thì dễ gây cháy nổ còn chloroform gây độc cho gan. Các nghiên cứu tiếp theo về thuốc mê bay hơi mà chúng có đặc tính không gây cháy nổ cũng như không có độc tính cao không ngừng phát triển vào năm 1956 đã tìm thấy Halothan FLUOTHAN . Gần đây hơn hai chất ether halogen hoá được giới thiệu là enflurane ETHRANCE và isoflurane FORANE . Mặc dù độc tính của các loại thuốc mê bay hơi đã được làm giảm đi rất nhiều tuy nhiên thuốc mê dùng qua đường tiêm chích vẫn được sử dụng rộng rãi hơn. 2.1.1.1. Định nghĩa Thuốc mê là chất khi cấp vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương sinh ra trạng thái ngủ đầu tiên là sự mất ý thức và cảm giác kế đến là sự giãn nghỉ hoàn toàn của cơ vân nhưng không làm xáo trộn các hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp. 2.1.1.2. Cơ chế tác động của thuốc mê Có nhiều thuyết như Thuyết sinh lý thần kinh - Thuốc mê ức chế cấu trúc lưới. - Thuốc mê gắn vào lipid của màng tế bào gây cản trở trao đổi Na qua màng do đó ngăn cản sự khử cực của màng tế bào nên ức chế sự dẫn truyền của luồng thần kinh. Thuyết dược lý thần kinh Các nơron nhạy cảm phân biệt với thuốc mê - Tế bào sừng lưng tủy sống rất nhạy cảm với thuốc mê. Sự giảm hoạt tính của nơron ở vùng này làm giảm dẫn truyền cảm giác theo đường tủy - đồi thị kể cả cảm giác đau giai đoạn 1 . - Giai .