Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xử lý nợ quá hạn có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là điều không tránh khỏi. Đặc biệt, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì rủi ro trong cho vay lại càng cao. | Xử lý nợ quá hạn có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1. Thực tiễn xử lý nợ quá hạn Là một trung gian tài chính nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là điều không tránh khỏi. Đặc biệt khi nước ta chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì rủi ro trong cho vay lại càng cao. Nhận thức rõ điều này nên vào những năm 90 việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại NHTM phần lớn đều phải có tài sản thế chấp. Nhưng loại tài sản được thế chấp lại gần như chỉ áp dụng cho nhà ở và đất đai. Vì vậy khi mà khối tài sản thế chấp kia lên đến hàng ngàn tỉ đồng tháng 12.1998 thì đã làm đóng băng nợ quá hạn tại các NHTM 80 trong tổng dư nợ quá hạn có tài sản thế chấp . Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề xử lý các loại tài sản thế chấp đó trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến cuối năm 2000 nợ quá hạn cho vay của các NHTM trên địa bàn TP.HCM là 11.606 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 22 24 trên tổng dư nợ. Trong đó nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo là 8.573 tỉ đồng chiếm 73 87 trong tổng số nợ quá hạn. Điều này làm cho tình hình tài chính của các NHTM ngày càng khó khăn do nợ không có nguồn thu hồi lại phải ôm giữ một khối tài sản khổng lồ mà giá trị cứ giảm dần theo thời gian. Vốn không thu hồi được trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ các khoản lãi huy động từ dân cư và các nguồn khác vẫn phải chi các hoạt động quản lý tiền lương .Đặc biệt ngân hàng còn phải thêm một khoản chi phí cho việc trông coi quản lý bảo quản . các tài sản đó chưa kể nếu tài sản đó liên quan đến các vụ án thì ngân hàng còn phải mất thêm thời gian sức lực để theo đuổi. Yêu cầu bức thiết trước mắt là phải xử lý một cách hiệu quả khối tài sản thế chấp kia để đủ sức cạnh tranh khi hội nhập. Do vậy các NHTM đã nỗ lực tìm mọi biện pháp như ngân hàng tự bán phối hợp với khách hàng hoặc khách hàng tự tìm người bán .Tuy nhiên quá trình xử lý nợ tồn đọng này chậm và hiệu quả chưa cao đặc biệt là việc tổ chức phát mãi tài sản thế chấp tài sản được giao từ các vụ án tiến hành .