Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luật tục Gia Lai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 - 800 mét so với mực nước biển. Chiếm tuyệt đai đa số cư dân bản địa ở Gia Lai là hai dân tộc Jrai và Bahnar. Theo những tài liệu dân tộc học và khảo cổ học thì có thể giả định địa danh cư trú gốc của người Jrai là cao nguyên Pleiku và hai lưu vực sông Ayun và sông Ba. Rồi từ địa bàn đó, dần dần người Jrai tiến xa lên về phía tây và | những trường hợp chồng hay vợ chết sớm chưa được làm lễ bỏ mả, người goá có thể tái giá, nhưng trước đó phải tiến hành một lễ cúng với lễ vật gồm một ghè ruợu, một con gà. Sau khi tiến hành nghi lễ, việc tái giá của người goá được dân làng đồng tình, ủng hộ. Vì vậy, nghi lễ này cũng có vai trò tương tự lễ bỏ mả. Tuy nhiên, đó là lễ bỏ mả sớm. Thời gian sớm nhất có thể thực hiện nghi lễ này là 3 năm sau khi người chồng hoặc người vợ mất đi. Trong trường hợp người goá có quan hệ trai, gái trước thời điểm này sẽ bị làng phạt một bò làm lễ cúng, vì tội vi phạm quy định hôn nhân. Sau khi người mẹ chết, nếu bố lấy vợ mới, con cái thường không ở với bố và mẹ kế mà về sống với ông bà nội. Chỉ khi ông bà nội cũng đã mất, không còn nơi nương tựa, con của người vợ trước mới ở chung với người vợ sau của bố. Trong trường hợp người đàn ông đang sống cùng vợ con, nhưng lại có quan hệ tình cảm sâu nặng với người phụ nữ khác, luật tục bắt buộc ông ta phải làm thủ tục ly dị, bỏ người vợ trước mới có quyền cưới người vợ sau.