Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thị trường công nghệ cao – "cục nam châm" đối với các nhà đầu tư mạo hiểm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đầu tư các nguồn tài chính lớn để phát triển công nghệ cao trong kinh doanh ngày nay là yếu tố bức thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào chính phủ quốc gia nào cũng đủ kinh phí để thực hiện tất cả các dự án. Để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho các dự án, công nghệ cao, nhiều nước đã áp dụng hình thức huy động vốn đầu tư mạo hiểm | Điều đáng nói là đầu tư vào công nghệ cao đem lại lợi ích lớn cho nhân loại, tuy nhiên nó đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, đồng thời độ rủi ro lại cao, vì các phát minh sáng chế trong lĩnh vực này thường có tính đột phá cao, lợi ích lớn, mục tiêu đạt được rất cao, song phần lớn mới chỉ là các ý tưởng bột phát, chứ chưa có thiết kế, tính toán hay thí nghiệm kỹ lưỡng. Hơn nữa, như thực tế cho thấy, phần lớn các ý tưởng này do những người chưa có đủ uy tín về khoa học - công nghệ đề xuất và điều đáng nói nhất là hầu hết thường là những người không có vốn, cũng như không có cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm nào. Chẳng hạn như, Bill Gates và P. Allen ở độ tuổi 20, đang học đại học đã nảy ra sáng kiến làm một phần mềm máy tính, họ lập ra tập đoàn Microsoft hàng đầu thế giới ngày nay; Job và Wozniak đề xuất chế tạo máy tính cá nhân dùng màn hình màu và bàn phím lập ra công ty Apple. Những công ty mới thành lập không đủ vốn này rất cần nguồn vốn ban đầu để biến ý tưởng của họ thành hiện thực. Vì vậy mà vốn đầu tư cho các dự án đó thường có tính mạo hiểm cao. Thế nhưng, nếu thành công thì lợi nhuận thu được gấp hàng trăm, hàng nghìn lần lượng vốn bỏ ra. Đây chính là “cục nam châm” hấp dẫn các nhà đầu tư mạo hiểm.