Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG LỊCH SỬ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NẠN THẤT NGHIỆP VỚI LƯỢNG TIỀN CUNG ỨNG
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương" - Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết như thế. Từ một góc nhìn cụ thể của nền kinh tế hàng hoá về Ngân hàng Trung ương (NHTW), đa số chúng ta nhất định phải thốt lên: Đúng vậy! | Nếu không có sự thoả hiệp có tính dài hạn, lạm phát thấp thường không làm cản trở thường xuyên sự tăng trưởng. Hơn thế nữa, qua việc duy trì lạm phát thấp và ổn định, một NHTW, về thực tế, đã duy trì ổn định sản lượng và việc làm. Ngài Don Brash, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand, đã diễn giải cơ chế hoạt động của điều đó thông qua sử dụng biểu đồ NAIRU: Đường thẳng thể hiện mức tăng trưởng của sản lượng khi nền kinh tế duy trì sự ổn định trong dài hạn; đường cong lượn sóng thể hiện sản lượng thực tế. Khi nền kinh tế sản xuất dưới mức tiềm năng (ví dụ, thất nghiệp cao hơn mức NAIRU), tại điểm A, lạm phát sẽ giảm cho tới khi "khe hở sản lượng" bị loại bỏ. Khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng, tại điểm B, lạm phát sẽ tăng do cầu vượt quá khả năng sản xuất. Khi lạm phát đang giảm (điểm A), thì các NHTW sẽ cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm; khi lạm phát đang tăng lên (điểm B), các NHTW sẽ tăng tỷ lệ lãi suất nhằm giảm bớt mức tăng trưởng. Như vậy, nếu chính sách tiền tệ tập trung vào việc duy trì lạm phát ổn định ở mức thấp, thì điều đó sẽ tạo điều kiện cho việc tạo công ăn việc làm và duy trì tăng trưởng mang tính bền vững. Như vậy cốt lõi vấn đề là quan hệ giữa năng lực sản xuất ra sản lượng với số lượng lao động có việc làm chứ không phải quan hệ vỏ giữa lạm phát cao với thất nghiệp thấp! Mặc dù ngay cả cái quan hệ vỏ này cũng chỉ diễn ra trong ngắn hạn.